Sởi, quai bị và rubella: Bệnh truyền nhiễm đã có vacxin phòng ngừa
Sởi, quai bị và rubella là 3 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp, thường xảy ra ở mùa Đông – Xuân. Bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tiêm vacxin phòng chống bệnh là biện pháp tốt nhất để cơ thể hạn chế khả năng lây nhiễm. Vậy tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella khi nào và mấy mũi là đủ?
Tổng quan về bệnh sởi, quai bị và rubella
Bệnh sởi
Sởi là bệnh do loại virus có tên Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp, nước bọt của người mắc bệnh. Đặc biệt đối với những người chưa tiêm vacxin phòng ngừa bệnh sởi và có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Triệu chứng: Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi như sốt cao, chảy nước mũi, ngứa mắt, ho khan, nổi phát ban toàn thân, mí mắt sưng,…
Biến chứng: Bệnh không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, tổn thương não, động kinh, thậm chí tử vong,… Đối với phụ nữ mang thai gây sảy thai, sinh non, nhẹ cân, thai chết lưu.
Bệnh quai bị
Giống như bệnh sởi, quai bị cũng là bệnh do virus gây ra và có khả năng lây truyền qua đường hô hấp.
Triệu chứng: Có các biểu hiện lâm sàng phổ biến như viêm tuyến nước bọt mang tai, kéo theo sốt cao, góc hàm nổi hạch sưng và đau.
Biến chứng: Gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, mất thính giác,… Đối với nam giới, quai bị có thể biến chứng khiến tinh hoàn sưng đau và dẫn tới vô sinh. Đối với nữ giới gây viêm buồng trứng, phụ nữ mang thai gây sảy thai, sinh non, thai lưu,…
–
Do có những biểu hiện tương tự nhau nên bệnh rubella đôi khi còn bị nhầm lẫn với bệnh sởi. Tuy nhiên mức độ phát bệnh của bệnh rubella thường ở mức độ nhẹ hơn so với bệnh sởi.
Triệu chứng: Thường có biểu hiện lâm sàng nhẹ như sốt nhẹ, phát ban, nổi hạch vùng chẩm, sau tai và cổ. Ở người lớn có thể sưng đau khớp.
Biến chứng: Đối với người trưởng thành gây ra một số biến chứng như viêm khớp, viêm não, viêm tai… Đối với phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi như: chậm phát triển, đục thủy tinh thể, điếc, đầu nhỏ, hẹp động mạch phổi, thông liên thất, mềm xương, gan, viêm màng não,…Ngoài ra, những trẻ sinh ra từ người mẹ mắc rubella còn có thể bị xuất huyết, lách to…
Sởi, quai bị và rubella là 3 bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng
Cả 3 bệnh lý truyền nhiễm kể trên đều dễ bùng phát thành dịch do có khả năng dễ lây lan. Phụ nữ trong quá trình mang thai mắc 1 trong 3 bệnh này có nguy cơ sảy thai cao, thai chết lưu, sinh non hoặc dị dạng thai nhi. Chính vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin ngừa các bệnh này là điều cần thiết với tất cả mọi người.
Vắc xin sởi, quai bị và rubella tiêm khi nào và tiêm mấy mũi?
– Phác đồ tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella có thể khác nhau ở từng nhóm đối tượng nhưng thường gồm 3 mũi tiêm cơ bản. Cụ thể:
– Từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi:
– Mũi tiêm thứ nhất: Bắt đầu tiêm
– Mũi tiêm thứ hai: Cách mũi thứ nhất từ 3 – 6 tháng
– Mũi tiêm thứ ba: Cách mũi ba từ 4 – 6 năm
– Trên 18 tuổi: Tiêm 1 mũi duy nhất
Đối tượng được chỉ định tiêm phòng sởi, quai bị và rubella?
Ở trường hợp cấp thiết, một số đối tượng được chỉ định tiêm vacxin phòng ngừa như:
– Trẻ dưới 5 tuổi, trẻ đang trong vùng có dịch hoặc trẻ đi du lịch cùng bố mẹ
– Người trưởng thành
– Phụ nữ chuẩn bị mang thai
– Các trường hợp chống chỉ định tiêm
Bên cạnh những đối tượng được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh sởi quai bị rubella, cũng có những đối tượng chống chỉ định khi tiêm chủng như:
– Phụ nữ mang thai
– Người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin
– Người đang sốt hoặc nhiễm các bệnh liên quan đến máu, thận tổn thương hoặc bệnh tim mất bù
– Người mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính hay bệnh bạch cầu
– Người có hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng do bẩm sinh hoặc do nhiễm lympho tiến triển hay các bệnh ác tính khác
– Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroids
– Người đang điều trị bệnh với steroid liều cao, chất chống chuyển hóa hoặc đang xạ trị
Phản ứng phụ có thể gặp phải sau tiêm ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella
Đối với vắc xin phòng ngừa sởi quai bị rubella, sau khi tiêm, bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng phụ thông thường như:
- Cảm thấy nóng, đau và châm chích tại vùng tiêm
- Sốt khoảng 38 độ, có thể kèm theo phát ban nhẹ
- Cảm thấy khó chịu, chán ăn, buồn nôn, có triệu chứng tiêu chảy
- Trường hợp hiếm gặp có thể bị viêm tuyến mang tai
- Đau nhức cơ thể, xương khớp. Tình trạng này thường gặp sau tiêm ở phụ nữ trưởng thành
- Nổi mề đay, mẩn ngứa tại khu vực tiêm vắc xin hoặc toàn thân
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã có thêm kiến thức cho mình về bệnh lý sởi, quai bị và rubella. Tùy từng đối tượng, độ tuổi các mũi tiêm và thời gian tiêm sẽ được điều chỉnh khác nhau. Để được tư vấn về các mũi tiêm phòng, liên hệ ngày đến hotline 1900.9012 của Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực để đặt lịch tiêm ngay nhé!
Bài viết liên quan
-
WELCOME THE MINISTRY OF HEALTH’S APPRAISAL TEAM TO WORK AT HOP LUC GENERAL HOSPITAL
On the morning of October 26, 2023, the Ministry of Health’s appraisal team came to appraise the implementation of 05 new methods and new techniques in medical examination and treatment… -
Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện nhiệt đới Trung ương
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực để đáp ứng nhu cầu… -
Signing ceremony of contract for installation of technical equipment package with Viettel Thanh Hoa Technical Branch
On the afternoon of June 8, 2022, Hop Luc Joint Stock Corporation held a signing ceremony for a contract to install a technical equipment package with Viettel Thanh Hoa Technical… -
Delegation of Thai Binh University of Medicine and Pharmacy visited and worked at Hop Luc Joint Stock Corporation
On the morning of April 7, 2022, the delegation of Thai Binh University of Medicine and Pharmacy led by Assoc. Prof. Dr. Nguyen Duy Cuong – Principal of the school…