Cân nhắc giữa sinh mổ và sinh thường
Sinh mổ hay sinh thường đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, bác sĩ sản khoa sẽ theo dõi và đưa chỉ định sinh thường hay sinh mổ tùy thuộc tình trạng và nguyện vọng của mỗi sản phụ.
1. Ưu, nhược điểm của sinh thường và sinh mổ
1.1 Sinh thường
Sinh thường là quá trình thai nhi được ra ngoài qua ống sinh sản của người mẹ. Chỉ định sinh thường khi không có bất kỳ cản trở nào trong quá trình sinh như:
– Mẹ có sức khỏe tốt đảm bảo có thể rặn, hít thở để cung cấp oxy dưỡng chất cho trẻ trong quá trình chuyển dạ.
– Không bất kỳ cản trở nào trên đường thoát của thai nhi
– Thai nhi đủ sức khỏe để có thể vượt qua ống sinh sản: không bị sa dây rốn, không suy thai…
– Thai không quá to (>4000g).
Ưu điểm
– Sau khi sinh người mẹ hồi phục nhanh, có thể đi lại ăn uống và có thể chăm sóc con ngay sau sinh. Sau 2 giờ đầu mẹ có thể cho con bú, từ đó bảo vệ được nguồn sữa mẹ.
– Sinh thường giúp tử cung co hồi tốt hơn giảm lượng máu mất sau sinh và hạn chế ứ sản dịch.
– Trẻ sinh thường được bú sữa mẹ sau những giờ đầu giúp bé không bị hạ đường huyết, thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển của bé.
– Trẻ sinh thường, khi đi qua âm đạo của mẹ, cơ thể bé sẽ tiếp xúc với các vi sinh vật có lợi, từ đó kích thích hệ miễn dịch của trẻ.
– Trong quá trình sinh áp lực ép của đường sinh giúp cho trẻ đẩy các dịch trong phổi ra ngoài nhiều hơn so với trẻ sinh mổ, hạn chế nguy cơ bệnh đường hô hấp.
Nhược điểm
– Sinh thường cũng tạo ra áp lực về tâm lý, vì mẹ phải chịu cơn đau và không biết đến khi nào việc chuyển dạ mới kết thúc
– Mẹ phải chờ đợi ngày sinh của mình, thường bị lệch so với ngày dự sinh nên tâm trạng thấp thỏm lo lắng
– Sinh thường có thể gây ra một số ảnh hưởng đến vùng sàn chậu, khiến mẹ mắc phải chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh.
– Có một số sản phụ không thể chịu đựng được cơn đau chuyển dạ.
– Trong quá trình sinh nở, nếu xảy ra sự cố sẽ khó xử lý hay mẹ không đủ sức rặn lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không sử dụng những phương pháp sinh nở khác thay thế được. Như thế sẽ rất nguy hiểm với thai nhi, bác sĩ phải sử dụng một số biện pháp hỗ trợ sinh sản có thể gây chấn thương cho thai.
1.2 Phương pháp sinh mổ
Các chỉ định mổ lấy thai
– Mổ lấy thai chủ động( trước khi có chuyển dạ)
– Bất thường khung chậu người mẹ như hẹp, méo.
– Đường ra của thai bị cản trở: Rau tiền đạo, u buồng trứng nằm sâu trong tiểu khung, u xơ tử cung ở thân hay ở cổ tử cung…
– Tử cung có sẹo xấu ở lần sinh mổ trước.
– Người mẹ sức khỏe không bảo đảm, mẹ bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
– Âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh hay mắc phải hoặc bị rách trong các lần đẻ trước không được khâu phục hồi tốt, hoặc do mổ sa sinh dục, do dị dạng sinh dục như tử cung đôi, tử cung 2 sừng
– Suy thai cấp đứa bé không thể ở lâu trong bụng mẹ được, thai bị suy dinh dưỡng nặng, bất đồng nhóm máu.
– Mổ lấy thai khi đang chuyển dạ
– Mẹ bị chảy máu âm đạo như trong trường hợp rau tiền đạo, dọa vỡ tử cung, nhau bong non, sa dây rau.
– Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, thai to, ngôi thai bất thường, thai già tháng, đa thai
Ưu điểm
– Mẹ sẽ không phải chịu cơn đau chuyển dạ, chỉ sau 30 phút lên bàn sinh là mẹ bầu có thể nhìn thấy con mình.
– Mẹ có thể sinh đúng như kế hoạch đã định, không phải thấp thỏm chờ đợi.
– Sản phụ và gia đình có thể lên kế hoạch trước, chủ động về thời gian và tâm lý tốt.
– Sinh mổ giúp em bé chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương, đặc biệt trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn.
– Trong những trường hợp nguy cơ cao của mẹ và bé thì chọn sinh mổ an toàn cho mẹ và bé hơn.
– Khi có sự cố xảy ra dễ khắc phục hơn, đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ nhanh chóng.
Nhược điểm
– Sinh mổ có thể có tác dụng phụ hay tai biến có thể ảnh hưởng đến tính mạng: Những tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé.
– Sinh mổ nguy cơ mất máu nhiều hơn sinh thường làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
– Tử cung có sẹo mổ sẽ ảnh hưởng lên lần mang thai sau và có thể gây mất thẩm mỹ. Có nguy cơ bị những tai biến trong lúc mang thai và chuyển dạ lần sau cao hơn một sản phụ không có vết mổ cũ.
– Bất cứ một cuộc mổ nào ở ổ bụng cũng có nguy cơ dính các cấu trúc trong ổ bụng, xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ.
– Thời gian hồi phục khi sinh mổ kéo dài hơn so với sinh thường. Chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh mổ cũng phức tạp hơn so với sinh thường, vết mổ âm ỉ kéo dài và cần thời gian để hồi phục.
– Trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở mẹ nên chậm phát triển hệ miễn dịch, chậm hình thách các vi khuẩn đường ruột có ích.
– Trẻ sinh mổ sẽ chậm hấp thu dịch phổi hơn so với trẻ sinh thường, và dễ mắc các bệnh hô hấp hơn vì vậy trẻ sinh mổ thường hay bị khò khè
– Tiết sữa ở sản phụ sinh mổ sẽ chậm và ít hơn so với sản phụ sinh thường nên trẻ sinh mổ được bú mẹ chậm hơn so với trẻ sinh thường.
– Sinh mổ có thể có tác dụng phụ hay tai biến có thể ảnh hưởng đến tính mạng
2. Sinh mổ và sinh thường cái nào tốt hơn?
Thường, nếu sức khoẻ của mẹ ổn định và thai nhi bình thường, không có vấn đề đáng lo ngại thì sinh thường là phương pháp được lựa chọn để mang lại nhiều lợi ích cho bé và mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé biện pháp sinh mổ vẫn thật sự cần thiết
Việc xác định sinh thường hay sinh mổ tốt hơn thì cần thăm khám kỹ trước sinh để đánh giá các nguy cơ và bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra phương pháp sinh phù hợp với từng trường hợp
Khi thăm khám nếu có các vấn đề từ mẹ hay bé các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra chỉ định mổ lấy thai giúp hạn chế những tai biến Sản khoa. Còn nếu sức khỏe mẹ và thai nhi hoàn toàn bình thường cho phép sinh thường thì mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân và mang lại lợi ích cho cả hai mẹ con. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:
– Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.
– Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.
– Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.
– Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.
– Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.
– Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.
– Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.
3. Đăng ký gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực với những đặc quyền
– Thăm khám, siêu âm định kỳ trước sinh với các bác sĩ chuyên khoa siêu âm, chuyên khoa sản giàu kinh nghiệm.
– Được thực hiện đầy đủ các loại xét nghiệm huyết học, nước tiểu, miễn dịch, double test, tripble test,….
– Mẹ bầu được thoải mái chọn bác sĩ đỡ đẻ/ mổ đẻ và chọn giờ sinh để bé chào đời có một khởi đầu thuận lợi nhất.
– Mẹ được hưởng trọn vẹn các dịch vụ cao cấp tại bệnh viện: giảm đau ngoài màng cứng, chiếu tia plasma, gội đầu dưỡng sinh,…
– Phòng dịch vụ cao cấp riêng biệt, đảm bảo không gian riêng tư cho gia đình với đầy đủ tiện nghi.
– Sau sinh mẹ được phục vụ 3 bữa ăn/ ngày với thực đơn phong phú, giàu dinh dưỡng giúp mẹ gọi sữa và nhanh phục hồi sức khỏe.
– Đối với bé sau khi chào đời sẽ được hưởng các quyền lợi: Tiêm vaccin viêm gan B, Tiêm vitamin K, vitamin D, tắm và massage hàng ngày tại viện bởi các nữ điều dưỡng nhẹ nhàng, tận tâm.
– Lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh cho bé.
– Áp dụng bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm bảo lãnh thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
* Đặc biệt, khi mẹ bầu đăng ký gói thai sản sẽ được tặng gói quà tặng cho bé với đây đủ đồ dùng
– Set quà tặng cho bé từ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (quần áo sơ sinh, mũ, bao chân, bao tay, bình sữa và sữa cho bé)
– Nhật ký vượt cạn lưu giữ lại khoảnh khắc chào đời của con yêu, hỗ trợ bố vào phòng sinh.
– Khám hậu sản sau sinh
Đăng ký và tham khảo gói thai sản tại đây: https://th.hopluchospital.com/dich_vu/tron-goi-thai-san/
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900.9012 hoặc liên hệ qua mail info@hoplucgroup.com
Bài viết liên quan
-
Delegation of Thai Binh University of Medicine and Pharmacy visited and worked at Hop Luc Joint Stock Corporation
On the morning of April 7, 2022, the delegation of Thai Binh University of Medicine and Pharmacy led by Assoc. Prof. Dr. Nguyen Duy Cuong – Principal of the school… -
Delegation of Hanoi Medical University branch visited and worked with the Corporation
On the morning of March 28, 2023, a working delegation led by Dr. Cam Ba Thuc – Deputy Director of Hanoi Medical University Branch in Thanh Hoa visited and worked… -
Signing ceremony of contract for installation of technical equipment package with Viettel Thanh Hoa Technical Branch
On the afternoon of June 8, 2022, Hop Luc Joint Stock Corporation held a signing ceremony for a contract to install a technical equipment package with Viettel Thanh Hoa Technical… -
Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện nhiệt đới Trung ương
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực để đáp ứng nhu cầu…