BỊ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG CÓ MANG THAI ĐƯỢC KHÔNG 

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung, chẳng hạn ở buồng trứng, cơ tử cung, phúc mạc vùng chậu, ruột, cơ hoành và các vị trí hiếm gặp khác. Đây là bệnh phụ khoa lành tính thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, với triệu chứng đau bụng kinh, rong kinh và hiếm muộn. Bệnh này gây tổn thương cơ quan sinh sản, làm giảm khả năng thụ thai và giảm an toàn khi mang thai. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có dự trữ buồng trứng thấp hơn người bình thường. 

 

Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực chia sẻ, lạc nội mạc tử cung giảm tỷ lệ thụ thai thành công và tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa để kịp thời can thiệp khi có dấu hiệu bất thường.

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung khi mang thai

Nếu trước khi mang thai, phụ nữ thường ra máu nhiều và đau khi đến kỳ kinh, thì khi mang thai, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung sẽ tạm thời chấm dứt do nồng độ Progesterone tăng cao. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng đau bụng kinh và rong huyết sẽ giảm nhờ sự thay đổi hormone trong thai kỳ, giúp ức chế tạm thời ảnh hưởng của bệnh.

Tuy nhiên, sau khi sinh, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thường quay trở lại. Việc cho con bú có thể trì hoãn sự tái phát, nhưng khi kinh nguyệt xuất hiện lại, các triệu chứng của bệnh cũng sẽ tái diễn.

Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể giảm khả năng sinh sản vì nhiều lý do. Trước hết, lạc nội mạc tử cung làm giảm dự trữ buồng trứng hoặc gây viêm và tổn thương ống dẫn trứng. Trong quá trình thụ tinh tự nhiên, trứng thụ tinh với tinh trùng ở ⅔ ngoài của ống dẫn trứng, sau đó di chuyển vào tử cung để làm tổ. Lạc nội mạc tử cung cũng gây phản ứng viêm quá mức, gây hại cho trứng và tinh trùng. Nếu ống dẫn trứng bị tổn thương do lạc nội mạc tử cung, trứng khó di chuyển đến tử cung và ngăn cản sự làm tổ của hợp tử.

Những rủi ro khi mang thai mà người bị lạc nội mạc tử cung thường mắc phải 

  • Sảy thai Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng 35,8% cao hơn người bình thường. Do không có cách can thiệp khi sảy thai, cần nhận biết các dấu hiệu sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh đe dọa tính mạng người mẹ.
  • Sinh non Người bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ sinh non gấp 1,5 lần so với phụ nữ không mắc bệnh. Dấu hiệu sinh non bao gồm co thắt tử cung thường xuyên, thay đổi dịch tiết âm đạo, vỡ ối, đau quặn bụng, tức nặng vùng chậu và đau thắt lưng.
  • Nhau tiền đạo Lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ bị nhau tiền đạo, khi nhau thai bám thấp vào phần dưới tử cung. Triệu chứng dễ nhận biết là chảy máu đỏ tươi. Chị em cần thăm khám để chẩn đoán chính xác và nhận lời khuyên về dinh dưỡng, nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động. Nếu chảy máu nhiều, cần nhập viện, có thể truyền máu và mổ lấy thai trong trường hợp khẩn cấp.

Các biện pháp giảm ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung 

Các bác sĩ khoa phụ sản tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực cho biết, điều quan trọng nhất để giảm thiểu tác động của lạc nội mạc tử cung là duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này giúp giảm viêm trong cơ thể và chuẩn bị cho thai nhi phát triển khỏe mạnh suốt thai kỳ.

  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein.
  • Tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nâng tạ và thể dục nhịp điệu.
  • Khám thai định kỳ đầy đủ và đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

Tuổi tác là một yếu tố quan trọng đối với khả năng mang thai. Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn về các vấn đề sinh sản và sảy thai so với phụ nữ trẻ hơn.

Để nhận tư vấn chi tiết,  Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.9012 hoặc inbox fanpage để biết thêm chi tiết

 

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay