Bệnh động mạch vành có nguy hiểm không?

Bệnh động mạch vành không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn là căn nguyên gây tử vong trong các bệnh lý tim mạch gần đây. Hiểu biết về bệnh sẽ giúp bạn phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Bệnh động mạch vành là gì?

Động mạch vành là hệ thống động mạch dẫn máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Khi động mạch vành bị hẹp do xơ vữa hay bị bít tắc bởi cục máu đông sẽ đưa bạn đến tình trạng nhồi máu cơ tim và nguy cơ đột tử.

‼️‼️ Triệu chứng bệnh động mạch vành là gì?

– Đau, tức, nặng ngực hoặc cảm thấy khó chịu ở giữa ngực.

– Đau râm ran hay đau như dao đâm. Triệu chứng đau này có thể lan lên cổ, hàm dưới và cánh tay bên trái.

– Cảm thấy hụt hơi, khó thở

– Khó thở, nôn, buồn nôn, ợ hơi hoặc ợ chua.

– Đổ mồ hôi, hay rịn mồ hôi.

– Tim đập nhanh hoặc đập không đều.

– Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.

– Khi bạn có các triệu chứng trên, nên gọi ngay xe cứu thương để đến bệnh viện.

‼️‼️Những xét nghiệm giúp phát hiện bệnh động mạch vành:

– Đo điện tâm đồ (ECG): giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim trong những trường hợp có thay đổi điện tâm đồ.

– Men tim: men tim tăng sẽ hướng tới chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

– Điện tim đồ gắng sức thảm lăn: Bạn sẽ được yêu cầu đi bộ trên thảm lăn trong khi được gắn thiết bị theo dõi tim liên tục. Hoạt động thể chất làm tăng nhu cầu cung cấp máu cho cơ tim. Nghiệm pháp này giúp bác sĩ nhận ra cơ tim có bị thiếu máu hay không dựa trên sự thay đổi của điện tâm đồ.

– Siêu âm dùng thuốc: nếu bạn không thể đi hoặc chạy, bác sĩ vẫn có thể áp dụng nghiệm pháp này để đánh giá mức độ thiếu máu cơ tim.

– Siêu âm tim qua thành ngực: giúp đánh giá chức năng cơ tim, huyết động (mức độ suy tim và tình trạng thiếu máu cơ tim.)

– Chụp CT động mạch vành: Bạn sẽ được tiêm thuốc cản quang vào mạch vành, sau đó được chụp cắt lớp tim. Qua đó sẽ đánh giá tình trạng và mức độ hẹp của mạch vành.

– Thông tim can thiệp: bác sĩ sẽ đưa 1 ống nhỏ vào mạch máu ở đùi hoặc ở cánh tay của bạn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ di chuyển ống nhỏ đến mạch vành. Phần này được gọi là “chụp động mạch vành”. Nó có thể cho thấy động mạch ở tim có bị hẹp hay tắc không.

👉Dù bệnh động mạch vành rất nguy hiểm nhưng nếu kiểm soát và điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể trở lại cuộc sống khỏe mạnh. Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh động mạch vành:

– Thay đổi lối sống:

– Ngưng hút thuốc.

– Ăn nhiều rau củ quả và các loại thực phẩm có nhiều chất xơ. Tránh dùng các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

– Dành nhiều thời gian trong tuần để đi bộ hoặc hoạt động thể chất.

– Giảm cân nếu bị thừa cân

– Dùng thuốc

👉Phương pháp điều trị bệnh động mạch vành bằng thuốc rất quan trọng. Thuốc giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, bảo vệ tránh tắc stent mạch vành và có thể giúp bạn sống lâu hơn. Tuy nhiên, bạn phải uống thuốc mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.

– Thông tim can thiệp: Tại chỗ động mạch vành bị hẹp hay tắc, bác sĩ sẽ nong và đặt Stent

– Mổ bắc cầu mạch vành: bác sĩ sẽ mổ lấy tĩnh mạch ở chân lên làm cầu nối mạch vành.

👉Đến với Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực sẽ phát hiện, bảo vệ và chăm sóc cho trái tim bạn bằng sự tận tâm và dịch vụ tốt nhất.

👉Khoa Nội tim mạch cung cấp các dịch vụ chăm sóc và chữa trị gồm:

– Tư vấn, phát hiện, chăm sóc và phòng ngừa bệnh mạch vành dành cho các bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim mạch cao: béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu…

– Điều trị bằng thuốc, hồi sức tích cực, chăm sóc phục hồi cho bệnh nhân sau can thiệp và phẫu thuật, bắc cầu mạch vành.

– Ứng dụng các trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và công nghệ tiên tiến giúp đưa ra chẩn đoán sớm, chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả cho các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay