Bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp thổi thuốc vào tai khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi mắc bệnh về tại đã tự sử dụng thuốc nam theo lời mách từ người xung quanh nên nhiều bệnh nhân có lỗ thủng tai,  khi đi thổi thuốc làm cho tình trạng tai bị nặng hơn, mủ chảy nhiều hơn và đau nhức hơn.

Bệnh nhân  trong video dưới là 1 ví dụ điển hình. Ths. Bs Lê Quang Hưng – Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã làm sạch tai, lấy hết các dị vật trong tai cho bệnh nhân. Và kết quả, bệnh nhân cảm thấy rất dễ chịu và hài lòng.

Nhiều trường hợp trẻ em có nút ráy tai không hề lấy ra mà vẫn thổi thêm thuốc vào… Cá biệt có trường hợp bệnh nhân bị ung thư vòm họng, bị ù tai cũng đi thổi thuốc vào tai.

Tại sao nhiều bệnh nhân dùng thuốc thổi vào tai lại khỏi bệnh? Lý giải điều này, Ths. Bs Lê Quang Hưng cho biết: “ Thực tế nhiều bệnh nhân không bị bệnh cũng được thổi thuốc. Một số bệnh thường dẫn đến bị đau tai như: viêm họng, viêm khớp thái dương hàm, viêm xoang…  Những bệnh này khi bệnh nhân uống kháng sinh và kết hợp với thổi thuốc nên sẽ hết đau tai. Trường hợp  bệnh viêm tai giữa chủ yếu bệnh  sẽ tự khỏi mà không cần uống bất kỳ thuốc gì trong khoảng 12 tuần. Do đó, mọi người vẫn lầm tưởng và tuyên truyền sai các cách chữa bệnh dân gian theo kinh nghiệm…

Những thầy lang thổi thuốc gia truyền cũng đã từng được bản thân tôi chữa trị …” Ths. BS Hưng cho biết thêm.

Lời khuyên của Ths.BS Lê Quang Hưng cho mọi người trước khi đi khám bệnh về Tai – Mũi – Họng nói chung và về Tai nói riêng:

Hãy đi thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng. Sau đó, các bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích chi tiết về tình trạng bệnh đang gặp phải. Khi bệnh về tai chưa khỏi hãy thăm khám bác sĩ chuyên ngành sâu về tai. Không tự ý đưa ra những quyết định mang tính cầu may, hoặc nghe những lời tuyên truyền miệng không căn cứ…

Không nên chữa bệnh trên mạng, bởi cơ thể người có sự khác biệt rất nhiều giữa người này và người kia, nên không ai có bệnh giống nhau để có cùng một đơn thuốc.

Lưu ý, hãy thăm khám chuyên khoa, ví dụ đau răng thì thăm khám bác sĩ chuyên ngành răng; đau khớp thì thăm khám bác sĩ cơ xương khớp, đau tai thì thăm khám bác sĩ tai – mũi – họng

Mọi người có bệnh lý liên quan đến Tai – Mũi – Họng hãy đến thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và có biện pháp chữa bệnh chính xác, hiệu quả nhất.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực

Địa chỉ: 595 Nguyễn Chí Thanh, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hoá

Tổng đài CSKH: 1900.9012

Số điện thoại: 02373.713.713

Website: hopluchospital.com

Video dị vật trong tai và sau khi tai được làm sạch di vật

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay