Bệnh tiền sản giật – những điều mẹ bầu cần lưu ý

Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ về bệnh tiền sản giật để biết cách phòng tránh cũng như đến cơ sở y tế kịp thời khi có triệu chứng bất thường.

TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

TIỀN SẢN GIẬT DỄ XẢY RA KHI:

  • Thai phụ đa thai, đa ối
  • Thai phụ sinh con trên 35 tuổi hoặc dưới 18 tuổi
  • Thai phụ hút thuốc lá
  • Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm
  • Thai nghén ở sản phụ đái tháo đường, tăng huyết áp mãn tính, béo phí
  • Thai phụ có tiền sử tiền sản giật ở lần mang thai trước

TRIỆU CHỨNG CỦA TIỀN SẢN GIẬT

  • Tăng huyết áp: đây là dấu hiệu thường gặp và gặp sớm nhất; nó có giá trị chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng. Huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg, những trường hợp có huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHg so với trị số huyết áp khi chưa có thai cần được quan tâm đặc biệt, vì có thể xuất hiện tiền sản giật. Huyết áp càng cao thì tiên lượng tiền sản giật càng nặng.
  • Protein niệu: mức độ protein niệu có thể thay đổi trong 24 giờ, để xét nghiệm chính xác thì nước tiểu phải được lấy mẫu trong 24 giờ. Protein niệu dương tính khi lượng protein ≥0,3g/l/24 giờ hoặc >0,5/l/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên
  • Phù: phù sinh lý thường gặp ở thai phụ bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ, thường là phù chân và khi nằm nghỉ kê cao chân sẽ hết. Phù bệnh lý là phù toàn thân, kê cao chân không hết; nặng có thể phù tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng), phù não.
  • Triệu chứng kèm theo: mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, buồn nôn và nôn, đau bụng vùng thượng vị, hạ sườn phải, đau vùng chẩm uống thuốc giảm đau không đỡ, hoa mắt chóng mặt, giảm thị lực,…

Để phòng tránh tiền sản giật trong quá trình thai kỳ, các mẹ bầu đăng ký khám thai và quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế uy tín và tin cậy. Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, các bác sĩ Sản Phụ Khoa chuyên môn cao sẽ:

  • Kiểm tra huyết áp và chỉ định xét nghiệm protein trong nước tiểu mỗi lần khám thai với những thai phụ có nguy cơ cao mắc tiền sản giật
  • Thai phụ sẽ được tư vấn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: protein, canxi, …
  • Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật khi thai 12 – 14 tần để dùng thuốc dự phòng khi kết quả nguy cơ cao.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay