Cẩn trọng những tại nạn hi hữu gây chấn thương vành tai

Vành tai là một cấu trúc giải phẫu gồm: sụn và da. Riêng dáy tai là không có sụn, da ở quanh vành tai không chun dãn, vành tai có những rãnh khe để hướng âm thanh. Vành tai có chức năng giúp định hướng âm thanh, đồng thời là một cấu trúc giải phẫu mang tính thẩm mỹ trên cơ thể từng người.

Các chấn thương nhẹ vành tai đa phần không biến đổi cấu trúc do có tính đàn hồi, một số trường hợp có thể xảy ra máu tụ, viêm sụn vành tai sau chấn thương. Với những chấn thương mạnh trong tai nạn giao thông, vành tai có thể rách, đứt rời. Vành tai bị cắn, cắt phụ thuộc vào vị trí cắt hoăc cắn, có thể đứt toàn bộ hoặc gần toàn bộ, hoặc đứt có cuống.

Tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, hàng năm gặp trung bình từ 15 – 25 bệnh nhân có vết thương vành tai phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương, cắn (động vật cắn, người cắn), bị cắt (do tai nạn) đã được xử trí khâu tạo hình thẩm mỹ các vết thương vành tai phức do nhiều nguyên nhân trên để đảm bảo chức năng cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân.

Điển hình là 2 ca bệnh lâm sàng sau đây:

– Nguyễn Văn H (36 tuổi, địa chỉ Thiệu Hóa, thành phố Thanh Hóa.) bị tai nạn giao thông, đứt gần toàn bộ vành tai trái. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ Khoa Tai – Mũi – Họng xử lý cắt lọc sụn hoại tử, lấy dị vật và tiến hành tạo hình lại vành tai, tiêm uốn ván. Hiện tại vành tai bệnh nhân đã hồng hào.

– Bệnh nhân Trịnh Đình T (57 tuổi, địa chỉ phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng bị người khác cắn vào vành tai phải. Các bác sĩ Khoa Tai – Mũi – Họng đã tiến hành cắt lọc bờ tổn thương và sử dụng vạt tại chỗ. Một tuần sau phẫu thuật, vạt tai bệnh nhân đã hồng hào. Hiện tại, bác sĩ có kế hoạch tạo vạt da thì hai sau 10 ngày nữa và đảm bảo về tính thẩm mỹ.

– Ths.Bs Lê Quang Hưng – Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đưa ra một số khuyến cáo: “Khi gặp chấn thương vành tai ngoài, người bệnh không được đắp thuốc, đắp lá sẽ gây khó khăn trong quá trình xử lý vết thương. Người bệnh chỉ cần băng ép bằng gạc cầm máu và đến cơ sở y tế có chuyên khoa có thể can thiệp và điều trị. Với các vết thương nhiễm trùng cần được tiêm uốn ván và tiêm trùng dại (đối với các vết thương bị động vật cắn)”.

𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒏 Đ𝒂 𝒌𝒉𝒐𝒂 𝑯𝒐̛̣𝒑 𝑳𝒖̛̣𝒄 𝒕𝒂̆𝒏𝒈 𝒄𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒌𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒔𝒐𝒂́𝒕 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 đ𝒂̉𝒎 𝒃𝒂̉𝒐 𝒄𝒉𝒐 𝒌𝒉𝒂́𝒄𝒉 𝒉𝒂̀𝒏𝒈 𝒂𝒏 𝒕𝒂̂𝒎 đ𝒆̂́𝒏 𝒌𝒉𝒂́𝒎 𝒄𝒉𝒖̛̃𝒂 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay