Đốt sóng cao tần vi ung thư là gì?

Điều trị ung thư từ trước đến nay luôn đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị khác nhau như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hay sử dụng các thuốc điều trị đích. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã có thêm những lựa chọn mới với những ưu điểm vượt trội và hiệu quả cao trong điều trị ung thư bao gồm điều trị miễn dịch và đặc biệt có thể kể đến là đốt sóng cao tần.

Đốt sóng

1. Định nghĩa sóng cao tần
Sóng cao tần (Radiofrequency – RF) là tốc độ dao động của dòng điện hay điện áp xoay chiều hoặc điện từ có tần số sóng điện từ nằm trong phạm vi từ 3kHz đến khoảng 300GHz. Đây là khoảng giá trị nằm giữa giới hạn trên của tần số âm thanh và giới hạn dưới của tần số hồng ngoại, mức tần số mà tại đó năng lượng từ dòng điện xoay chiều có thể bức xạ thông qua vật dẫn vào môi trường xung quanh.

2. Đốt sóng cao tần vi ung thư
Đốt sóng cao tần vi ung thư (Radiofrequency ablation – RFA) sử dụng dòng điện xoay chiều tần số cao (khoảng từ 400 đến 500 kHz) đưa vào khối u nhỏ thông qua một kim mỏng (thường có kích thước 21 đến 14 gauge tương đương với 0,723 đến 1,628 mm) được cách điện ngoại trừ đoạn cuối của nó từ 1 đến 3 cm.

Dòng điện tạo ra ma sát điện trở trong mô được biến đổi thành nhiệt, tương tự như quá trình sinh nhiệt từ điện trở trong mạch. Từ đây, nhiệt sẽ gây ra sự phát hủy tế bào hoặc có thể làm biến tính các protein, mất nước trong tế bào làm thu nhỏ khối u. Tùy vào tính chất của khối u, kỹ thuật viên có thể điều chỉnh nhiệt độ đốt tại trung tâm đốt dao động trong khoảng từ 60 đến 100°C.
Hiện nay có 2 kỹ thuật được ứng dụng phổ biến trong điều trị: kỹ thuật đơn cực (sử dụng kim dạng đơn, dạng đa (cụm) hoặc dạng chùm) được sử dụng rộng rãi nhất. Kỹ thuật đa cực ít được sử dụng hơn vì sự phức tạp về mặt kỹ thuật.

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm:

Giảm đau cực kỳ hiệu quả: Hơn 70% bệnh nhân điều trị cắt bỏ ung thư bằng sóng cao tần giảm đau rõ rệt. Từ đó giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau sau điều trị.
An toàn và ít tác dụng phụ: Đây là một thủ thuật an toàn với ít nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Phục hồi nhanh chóng: Đây là biện pháp có mức độ xâm lấn tối thiểu, điều trị nhanh, vùng tổn thương ngoài da nhỏ nên giảm nguy cơ để lại sẹo. Đồng thời, bệnh nhân có thể xuất viện sau 1 tiếng điều trị mà không cần phải nằm viện để theo dõi dài ngày.
Giảm nguy cơ phẫu thuật: Liệu pháp này cũng được xem là điều trị triệt căng giống với phẫu thuật. Tuy nhiên, việc mổ cắt bỏ khối u có thể dài thời gian hồi phục và nguy cơ gặp nhiều các biến chứng như nhiễm trùng hậu phẫu hay chảy máu.

Nhược điểm:

Đốt sóng cao tần vi ung thư là phương pháp mà bác sĩ phải thực hiện trên những khối u có kích thước rất nhỏ, có thể đến từng milimet, nên đòi hỏi người có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Ngoài ra đây còn là một kỹ thuật điều trị hiện đại và mới phát triển gần đây nên được phát triển rộng rãi trên cộng đồng và chi phí điều trị cao.
Một số ít người có thể gặp các biến chứng nhẹ do nhiệt thoát ra vô tình phá hủy các mô lành xung quanh gây ra các dấu hiệu như bầm tím hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, đau khu trú nhẹ, tê bì tay chân sau khi thực hiện liệu pháp. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp này sẽ hết sau 2-3 ngày.
Hiện nay, phương pháp này mới chỉ được chỉ định thực hiện trên các tổn thương dạng đặc (các tổ chức này có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt) và có kích thước nhỏ. Các khối u kích thước lớn được điều trị bằng đốt sóng cao tần thường không mang lại hiệu quả cao, kèm theo chi phí cao.

4. Chỉ định và chống chỉ định của đốt sóng cao tần vi ung thư

Phạm vi thường chỉ định của phương pháp đốt sóng cao tần bao gồm:

Các ung thư ở giai đoạn sớm.
Các ung thư tạng đặc nguyên phát không thể phẫu thuật.
Điều trị sớm các khối u nhỏ.
Điều trị các khối ung thư di căn mới phát hiện ở giai đoạn sớm.
Sử dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý nền hoặc tuổi cao không thể thực hiện gây mê hoặc không phù hợp phẫu thuật.
Các trường hợp chống chỉ định thực hiện liệu pháp:

Bệnh nhân từ chối thực hiện.
Số lượng khối u nhiều, di căn đa cơ quan, kích thước lớn.
Phụ nữ có thai.
Người có vấn đề về rối loạn đông cầm máu.
Hiện đang mắc các bệnh lý ngoài da.
Hiện đang có tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
Người có rối loạn về tâm thần kinh

5. Ứng dụng điều trị ung thư
Các loại khối u có kết quả tốt sau khi điều trị bằng đốt sóng cao tần bao gồm

Khối u gan, u tuyến vú, u thận hay tuyến thượng thận.
Khối u ở vùng đầu mặt cổ, đặc biệt là u tuyến giáp.
Khối u ở phổi.
Khối u di căn phần mềm như: u buồng trứng, u đại tràng, u trực tràng, u xương…
Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng để điều trị bệnh tĩnh mạch chi dưới hay giảm đau liên quan đến dây thần kinh sinh ba.

Tóm lại, phương pháp đốt sóng cao tần đem lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư. Hiện nay, đốt u bằng sóng cao tần đã được sử dụng để điều trị thành công các khối u đặc ở gan, phổi, thận, tuyến giáp, u xơ tử cung và xương. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả thì người bệnh cần phải lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện kỹ thuật này.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay