• Ra nhiều mồ hôi tay chân điều trị thế nào? Xem trả lời

    Chào bạn,

    Đổ mồ hôi tay chân nguyên phát phát chủ yếu lòng bàn tay chân, nách.., thường do:

    • Rối loạn thần kinh thực vật
    • Rối loạn về thần kinh và trạng thái tâm thần

    Đổ mồ hôi thứ phát thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay chân thứ phát như:

    • Thiếu vitamin và chất khoáng
    • Bệnh cường giáp
    • Nhiệt độ quá thấp, bỏng lạnh, u tuyến yên, thiếu máu bất sản, lao phổi,…
    • Nhiễm độc: do tính chất công việc hay một số nguyên nhân nào đó khiến cho cơ thể của bạn tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại từ nước, không khí, môi trường ô nhiễm,… khiến cho cơ thể bị nhiễm độc. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi nhằm đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
    • Bệnh ung thư máu cũng gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể, trong đó đặc biệt là hoạt động bài tiết làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng tăng tiết nhiều mồ hôi tay chân.

    Điều trị chứng đổ mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh thực vật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt đốt hạch giao cảm, nhằm giảm tăng tiết mồ hôi tay chân. Bạn nên khám chuyên khoa nội và ngoại lồng ngực để tìm nguyên nhân đổ mồ hôi, sau đó bác sĩ sẽ khuyến cáo phương thức điều trị.

    Chúc bạn nhiều sức khoẻ

  • Uống thuốc giảm đau nhiều có sao không? Xem trả lời

    Thuốc giảm đau có nhiều loại khác nhau như: Paracetamol, NSAID, Opioid. Các loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn nếu như sử dụng nhiều. Do vậy người dùng nên trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về loại thuốc giảm đau đang dùng.

    Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh, hãy đến ngay BVĐK Hợp Lực để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Mất ngủ kinh niên kèm sụt cân phải làm sao? Xem trả lời

    Mất ngủ ở người lớn tuổi có nhiều nguyên nhân, bạn cần đưa người bệnh đi khám bác sĩ nội thần kinh khám để kiểm tra tổng trạng, tư vấn và có chế độ điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường tập thể dục, uống nhiều nước để cải thiện tuần hoàn não.

    Nếu còn những thắc mắc về bệnh, bạn hãy đến ngay BVĐK Hợp Lực để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chúc bạn nhiều sức khoẻ.

  • Tiểu nhiều lần kèm đau bụng dưới là bệnh gì? Xem trả lời

    Tình trạng của bạn tiểu rắt, tiểu lắt nhắt nhiều lần, cảm giác như tiểu không hết,đau vùng hạ vị. Đây là trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu, khả năng viêm bàng quang.

    Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiểu có nhiều, như: Sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt, đái đường, bàng quang thần kinh,…. Việc điều trị đơn giản, chủ yếu dùng kháng sinh, điều trị nguyên nhân, nhưng nếu không điều trị, tình trạng nhiễm trùng lan lên trên gây viêm thận bể thận, bệnh sẽ phức tạp hơn.

    Do vậy, bạn nên đi tới Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực để được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa nội hay ngoại tiết niệu, sau khám xét, cần thiết chỉ định làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm,… nhằm xác định nguyên nhân mà điều trị.

  • Thiếu máu não hay huyết áp thấp gây say xe không? Xem trả lời

    Say xe xuất phát từ những chuyển động gây kích thích lên hệ thống thần kinh tiền đình. Nói cách khác đây cũng là một tình trạng rối loạn chức năng tiền đình, không liên quan đến huyết áp hoặc tình trạng tưới máu não. Vậy nên người bình thường, không có tình trạng bệnh lý gì vẫn có thể mắc chứng say xe.

  • Hay hoa mắt, chóng mặt kèm tim đập nhanh có sao không? Xem trả lời

    Bạn hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh tốt nhất, bạn nên đến khám chuyên khoa Tim mạch kiểm tra. Muốn biết chính xác bệnh của bạn là gì thì cần phải làm điện tâm đồ, điện não đồ, siêu âm tim,… thì mới có thể xác định chính xác.

    Vì thế bạn hãy đến bệnh viện Đa khoa Hợp Lực để thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!

  • Em 28 tuổi thi thoảng bị tè dầm không tự chủ về đêm. Bác sĩ cho em hỏi điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. Xem trả lời

    Chào bạn,

    Tiểu dầm là bệnh lý thường gặp ở trẻ em tuy nhiên vẫn xảy ra ở người lớn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh. Tiểu dầm ở trẻ em thường tự hết khi trẻ lớn lên, tuy nhiên khi đến tuổi trưởng thành mà vẫn không hết thì đây là biểu hiện của một bệnh lý nào đó.

    Nguyên nhân gây tiểu dầm ở người lớn như:

    • Về nội tiết, liên quan đến nội tiết tố ADH.
    • Rối loạn ở bàng quang như bàng quang tăng hoạt, bàng quang nhỏ.
    • Yếu tố tâm lý như lo lắng, mất ngủ.
    • Yếu tố di truyền.
    • Bệnh tiểu đường, bệnh ngưng thở tắc nghẽn,…

    Để điều trị bệnh đái dầm ở người lớn cũng phải mất nhiều thời gian và phải tuân thủ nghiêm ngặt từ người bệnh trong quá trình điều trị:

    • Điều trị bằng thay đổi lối sống.
    • Cố gắng cắt giảm lương nước uống vào buổi chiều và tối.
    • Đặt báo thức vào giữa đêm để thức dậy đi tiểu, có thể 1 – 2 lần, hãy đặt lịch cho các thời điểm đi tiểu và tuân thủ.
    • Cắt giảm các chất kích thích bàng quang như: Cà phê, rượu, chất tạo ngọt, đồ uống có đường.

    Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc. Trường hợp của bạn, nên đến bệnh viện Đa khoa Hợp Lực để tư vấn điều trị. Không nên để kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!

  • Em bị dị ứng thuốc giảm đau kháng viêm bao gồm thuốc hạ sốt. Vậy bác sĩ cho em hỏi người dị ứng thuốc hạ sốt phải làm gì khi sốt? Em cảm ơn bác sĩ Xem trả lời

    Chào bạn,

    Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm thường gây phản ứng giống dị ứng qua cơ chế hoạt động của thuốc hoặc có thể gây phản ứng dị ứng thực sự. Khi có triệu chứng dị ứng sau khi uống thuốc, bạn nên dừng tất cả các thuốc giảm đau chống viêm do các thuốc có thể gây dị ứng chéo. Bạn có thể khám với bác sĩ dị ứng để đánh giá dị ứng và lựa chọn thuốc thay thế an toàn bằng các test dị ứng.

    Bạn có thể đến bệnh viện Đa khoa Hợp Lực để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

  • Bác sĩ cho hỏi tôi há to miệng có tiếng kêu khớp ở thái dương hàm có sao không? Xem trả lời

    Bạn há miệng nghe tiếng kêu ở khớp thái dương hàm, bạn bắt đầu có triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm, bạn nên ăn nhai đều hai bên phải trái. Bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện tại BVĐK Hợp Lực để được thăm khám và điều trị.

    Nếu bạn còn thắc mắc về há to miệng có tiếng kêu khớp ở thái dương hàm, bạn có thể đến bệnh viện Đa khoa Hợp Lực để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi và chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

  • Thường xuyên chảy máu cam là biểu hiện bệnh gì? Xem trả lời

    Chảy máu cam thường do nhiều nguyên nhân. Có thể chảy máu mũi trước (90% các trường hợp), hoặc chảy máu mũi sau, ít gặp hơn. Các nguyên nhân có thể do tổn thương các mạch máu tại xoang mũi do tác động cơ học như ngoáy mũi, hắt hơi mạnh, yếu tố làm dễ như: Thời tiết khô, lạnh hoặc quá nóng gây giãn mạch máu, mạch máu mẫn cảm và dễ vỡ. Các nhiễm trùng gây viêm tại chỗ: viêm mũi, viêm xoang, viêm loét mũi,…

    Các khối u trong mũi: u mạch máu dưới mũi, polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm họng, ung thư vòm họng,…

    Các bệnh lý toàn thân: Bị rối loạn đông máu kèm theo các bệnh cấp tính: cúm, sởi, thủy đậu, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét,…Bệnh về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, rối loạn chảy máu, giảm prothrombine, giãn mao mạch,…Thiếu vitamin C, K, Sử dụng nhiều chất hóa học như cocain, aspirin, amoniac, thuốc kháng viêm, thuốc xịt mũi và một số thuốc gây dị ứng.

    Vì thế, bạn nên khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được khám và chẩn đoán chính xác căn nguyên của tình trạng chảy máu cam, điều trị đúng để tránh các biến chứng.

    Hãy đến ngay BVĐK Hợp Lực để được các bác sĩ đầu ngành thăm khám và chữa trị kịp thời!

Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay