Khi nào cần phẫu thuật thay khớp gối? Hồi phục bao lâu?

Thay khớp gối là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh liên quan đến khớp gối. Đây là chỉ định cuối cùng khi các biện pháp giúp bảo tồn khác không còn hiệu quả. Người bệnh cần nắm được các thông tin về việc thay khớp gối để chuẩn bị tốt cho việc điều trị cũng như hồi phục sau khi thay.

I. Thay khớp gối – Biện pháp điều trị xương khớp hiện đại
Thay khớp gối là biện pháp cuối cùng và cũng là biện pháp hiện đại nhất trong điều trị các bệnh lý liên quan đến khớp gối. Khi khớp gối bị tổn thương, hư hỏng nặng, bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp gối. Biện pháp phẫu thuật này sẽ cắt bỏ phần đầu xương của khớp gối và thay bằng vật liệu nhân tạo. Vật liệu nhân tạo giúp hạn chế 2 đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau khi di chuyển, vận động, từ đó giảm đau đớn cho bệnh nhân.

Khớp gối có cấu trúc khá phức tạp, bao gồm 3 xương: Xương bánh chè, đầu dưới xương đùi và đầu trên mâm chày. Khi di chuyển, khớp gối hoạt động cần sự phối hợp nhịp nhàng của cả 3 xương này. Phẫu thuật thay khớp gối chính là thay phần mặt khớp đầu dưới xương đùi, phần mặt khớp đầu trên xương mâm chày và phần mặt khớp xương bánh chè.

Thay khớp gối dưới sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa

III. Những biến chứng có thể gặp khi thay khớp gối
Trong và sau quá trình phẫu thuật thay khớp gối, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các biến chứng sau đây:

– Tai biến trong quá trình phẫu thuật: Người bệnh có thể bị tổn thương động mạch ở chân, tổn thương thần kinh hay bong chỗ bám của gân bánh chè, đứt gân cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên các biến chứng này thường rất ít khi xảy ra.

– Biến chứng sớm: Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn hoặc tắc mạch. Ở trường hợp nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ bị sốt, chảy dịch vết mổ, gối sưng to. Các bác sỹ sẽ cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị nhiễm khuẩn. Với trường hợp tắc mạch, có thể hạn chế bằng cách sử dụng thuốc chống đông dự phòng.

– Biến chứng muộn: Bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn muộn, cứng khớp, biến chứng cơ học gây ra do khớp nhân tạo không vững, mòn, lỏng.

Thay khớp gối dưới sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa

III. Những biến chứng có thể gặp khi thay khớp gối
Trong và sau quá trình phẫu thuật thay khớp gối, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các biến chứng sau đây:

Tai biến trong quá trình phẫu thuật: Người bệnh có thể bị tổn thương động mạch ở chân, tổn thương thần kinh hay bong chỗ bám của gân bánh chè, đứt gân cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên các biến chứng này thường rất ít khi xảy ra.

Biến chứng sớm: Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn hoặc tắc mạch. Ở trường hợp nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ bị sốt, chảy dịch vết mổ, gối sưng to. Các bác sỹ sẽ cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị nhiễm khuẩn. Với trường hợp tắc mạch, có thể hạn chế bằng cách sử dụng thuốc chống đông dự phòng.

Biến chứng muộn: Bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn muộn, cứng khớp, biến chứng cơ học gây ra do khớp nhân tạo không vững, mòn, lỏng.

IV. Quá trình thay khớp gối
Bệnh nhân nhịn ăn 6 tiếng trước khi mổ để đảm bảo trong dạ dày không có thức ăn. Dạ dày chứa thức ăn có thể khiến bệnh nhân bị sặc hoặc ngưng thở khi phẫu thuật.

Nhập viện, nhận phòng và vệ sinh thân thể trước khi mổ ít nhất 1 tiếng.

Nhân viên y tế đánh dấu vết mổ trên gối để tránh tình trạng mổ nhầm bên chân không cần thay khớp.

Nhân viên phòng mổ kiểm tra thông tin trên hồ sơ, đưa bệnh nhân vào phòng để chuẩn bị tiến hành gây tê tủy sống hoặc gây mê.

Sau khi gây tê hoặc gây mê, bác sỹ tiến hành rạch 1 đường từ lồi củ xương chày đến trên xương bánh chè. Tiếp tục mở vào khớp gối để cắt bỏ các phần khớp bị hư hỏng. Tạo hình bằng các lát cắt, đặt khớp nhân tạo vào. Kiểm tra độ chính xác và vững chắc của khớp nhân tạo. Đặt 1 ống dẫn lưu từ trong khớp ra ngoài. Khâu vết mổ lại. Rút ống dẫn lưu sau 48 tiếng.

V.  Những lưu ý sau ca phẫu thuật
Trong sinh hoạt hằng ngày
Sau phẫu thuật chân còn rất yếu. Vì thế khi tập đi bệnh nhân bắt buộc sử dụng nạng hoặc khung tập để đảm bảo an toàn.

Mang nẹp gối khi tập đi, khi đứng dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Không quỳ gối, ngồi xổm hoặc nhảy

3 tháng đầu sau phẫu thuật không nên nâng các đồ vật có trọng lượng vượt quá 10kg.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để cơ thể mau hồi phục

Bổ sung nhiều chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón do tác dụng phụ của thuốc hoặc do ít vận động.

 

Thời gian tái khám

Bệnh nhân cần đi khám lại trong các trường hợp sau:

– Sốt cao trên 38 độ.

– Xuất hiện các cơn đau bất thường, đau hơn trước khi mổ và dùng thuốc giảm đau cũng không hiệu quả.

– Vết mổ đỏ tấy, tiết dịch và đau nhức.

– Chân nóng, đổi màu.

– Chảy máu cam hoặc nước tiểu có máu.

– Vết mổ bị chấn động do té ngã.

– Kỳ vọng sau khi thay khớp thành công

Sau khi thay khớp gối thành công, bạn có thể thực hiện các vận động nhẹ nhàng sau đây:

– Đi bộ

– Lái xe

– Chơi Golf

– Đạp xe

– Bơi lội

Trên đây là tất cả những thông tin về việc thay khớp gối mà chúng tôi tổng hợp. Hi vọng có thể giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về biện pháp điều trị xương khớp hiện đại này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch