Khi nào cần xét nghiệm Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 có tốc độ lây lan trong cộng đồng nhanh, việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Vậy thời điểm nào cần đi làm xét nghiệm covid-19.

Để tìm hiểu rõ vấn đề  này, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực khuyến cáo những trường hợp sau đây cần đi xét nghiệm Covid-19

Các đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Covid-19

Những người cần thực hiện xét nghiệm Covid-19 là những đối tượng có ít nhất một trong số các triệu chứng của bệnh viêm phổi do virus SARS-CoV-2 gây ra: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi và có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:

Trở về từ các quốc gia, vùng lãnh thổ được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận có ca mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh.

Trở về từ các ổ dịch đang diễn ra tại Việt Nam trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng trên.

Có tiếp xúc gần (trong phạm vi 2 mét) với người nhiễm bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19, bao gồm: người sống cùng nhà, cùng phòng làm việc, cùng nhóm du lịch, làm việc, ngồi cùng hàng và trước sau 2 hàng ghế trên phương tiện giao thông,…

Nếu đang nằm trong số các đối tượng nêu trên thì bạn nên liên hệ ngay đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm Covid-19 sớm.

Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đang được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế, và được Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu. Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học của ngành y tế đối với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm:

Mặc đồ bảo hộ đảm bảo chất lượng và mặc đúng cách.

Đeo khẩu trang N95 và mũ bảo hộ, kính bảo hộ, tấm che mặt.

Mang 2 lớp găng tay y tế.

Thực hiện khử khuẩn và không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực lấy mẫu.

Bước 2: Lấy mẫu bệnh phẩm. Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm bao gồm:

Lấy 3 – 5 ml máu cho vào ống chống đông EDTA.

Dịch đường hô hấp: Sử dụng que lấy mẫu để thực hiện lấy mẫu dịch đường hô hấp trên và dưới:

Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.

Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.

Để chung 2 que mẫu đã lấy vào chung một ống môi trường vận chuyển virus có sẵn.

Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân

Bước 3: Bảo quản mẫu. Sau khi lấy mẫu xong, mẫu bệnh phẩm cần được chuyển đến phòng xét nghiệm sớm nhất có thể.

Mẫu được bảo quản ở 2 – 8oC và vận chuyển đến phòng xét nghiệm trước 48 giờ kể từ khi lấy mẫu.

Mẫu được bảo quản ngay ở -70oC nếu thời gian vận chuyển dự kiến vượt quá 48 giờ.

Không bảo quản mẫu ở -20oC hoặc tại ngăn đá tủ lạnh.

Mẫu máu toàn phần có thể bảo quản lên đến 5 ngày khi ở nhiệt độ 2 – 8oC.

Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm.

Siết chặt nắp type bệnh phẩm và bọc ngoài bằng giấy parafin, bọc từng type bệnh phẩm bằng giấy thấm.

Đưa mẫu vào túi vận chuyển mẫu.

Bọc ngoài túi vận chuyển bằng giấy thấm, bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng (Cloramin B…). Sau đó đặt gói bệnh phẩm vào túi nilon thứ 2 và buộc chặt.

Đóng các phiếu thu thập bệnh phẩm vào túi nilon cuối cùng, buộc chặt và chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ logo bệnh phẩm sinh học rồi tiến hành vận chuyển.

Bước 5: Làm các xét nghiệm sàng lọc, phát hiện virus SARS-CoV-2 tại phòng xét nghiệm. Các xét nghiệm bao gồm: xét nghiệm sinh học phân tử, xét nghiệm miễn dịch và test nhanh kháng thể – kháng nguyên.

Thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc tại phòng thí nghiệm

Có thể thấy rằng, xét nghiệm sàng lọc và phát hiện virus SARS-CoV-2 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì thế, mỗi người dân nếu nằm trong các trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 cần được xét nghiệm để phát hiện sớm và có các biện pháp khoanh vùng, cách ly kịp thời, hạn chế dịch lan rộng.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch