Kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp lành tính bằng sóng cao tần

Đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao. Theo đó, nhiệt được tạo ra do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u tuyến giáp từ đó làm nhỏ kích thước khối u theo thời gian.

1. Nhân tuyến giáp có biểu hiện bệnh như thế nào?
Bướu nhân tuyến giáp còn gọi là u tuyến giáp, đây là tình trạng thay đổi cấu trúc, chức năng của tuyến giáp. Bệnh thường được phát hiện trong các lần khám sức khỏe định kỳ chiếm tỷ lệ từ 4 – 7% dân số và số lượng nữ mắc nhiều gấp 5 lần nam giới.

Hiện nay, nhân tuyến giáp lành tính được chia làm 2 loại: đơn nhân và đa nhân. Tuy nhiên, các bác sĩ thông thường chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm gần bề mặt, còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm rất khó bị phát hiện khi khám bằng tay, phải nhờ đến kỹ thuật siêu âm tuyến giáp. Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể không phát triển hoặc nhỏ đi. Tuy nhiên, hầu hết các nhân tuyến giáp lành tính tiến triển rất chậm. Khi bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán chính xác là nhân tuyến giáp lành tính và bệnh nhân được thăm khám, theo dõi đều đặn thì có thể “sống chung” với bệnh.
Bệnh nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng đặc hiệu, nên bệnh thường được phát hiện khi nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài, sờ vùng trước cổ có một hoặc nhiều nhân. Các nhân này có thể phát triển từ vùng của tuyến giáp bị viêm hoặc một thùy tuyến giáp bị teo bẩm sinh, thùy còn lại sẽ phì đại để bù trừ và phát triển thành nhân giáp…

Tuy nhiên, nếu nhân tuyến giáp phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép tại chỗ, dẫn đến tình trạng khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn hoặc khàn tiếng, thay đổi giọng nói.

Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp hoạt động mạnh (còn gọi là nhân nóng hay nhân độc), làm gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến người bệnh có biểu hiện bệnh cường giáp như mệt mỏi và yếu cơ, sụt cân hoặc tăng cân, tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi…

2. Kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần
Đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các i-on trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh. Theo đó, một điện cực được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60 -100°C. Dòng điện từ máy được truyền vào khối u qua một điện cực dạng kim, dòng sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u.

2.1. Chỉ định và chống chỉ định đối tượng thực hiện kỹ thuật đốt khối u bằng sóng cao tần
Kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần được chỉ định cho các trường hợp:

Các khối u có triệu chứng: Đau cổ, nuốt nghẹn, cảm giác có khối vùng cổ, khó chịu và ho.
Tạo thành khối lồi vùng cổ gây ảnh hưởng thẩm mỹ.
Khối u gây chèn ép, đè đẩy các cấu trúc xung quanh (khí quản, thực quản…)
Nhân nóng tuyến giáp gây cường giáp trên lâm sàng.
Khối hỗn hợp (gồm phần dịch – phần đặc) tái phát sau điều trị bằng cồn tuyệt đối.

Kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần chống chỉ định với các trường hợp:

– Ung thư tuyến giáp
– Phụ nữ đang mang thai
– Bệnh nhân có bệnh tim mạch
– Bệnh nhân bị liệt dây thanh âm đối bên.
2.2. Quy trình thực hiện kỹ thuật đốt nhất tuyến giáp bằng sóng cao tần
Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi thực hiện kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ can thiệp hoàn thiện HSBA (thăm khám, kết quả cận lâm sàng, chỉ định can thiệp, cam kết làm can thiệp,…) và giải thích về các rủi ro, lợi ích của phương pháp, sau đó bệnh nhân sẽ được ký cam kết thực hiện.

Bước 2: Tiến hành

Siêu âm xác định chính xác vị trí các nhân giáp, đặc tính của bướu, kích thước các nhân và thể tích của bướu giáp. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ FNA giúp chẩn đoán chắc chắn khối u tuyến giáp là lành tính. Trong một số trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm máu để xác định chức năng tuyến giáp.

Vô khuẩn vùng cổ với cồn iod
Gây tê khoang quanh tuyến giáp với Lidocain 1%
Đốt bướu nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của siêu âm.
Kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị có độ an toàn cao, do không phải rạch da xâm lấn, đồng thời không cần gây mê nên quá trình theo dõi và tái khám sau khi thực hiện cũng đơn giản hơn. Sau khi quy trình kết thúc, bệnh nhân chỉ cần nằm lại theo dõi từ 30 phút đến 1 tiếng, sau đó có thể xuất hiện và sinh hoạt bình thường mà không cần kiêng cữ.

3. Những ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần
3.1. Ưu điểm
Những ưu điểm của kỹ thuật đốt sóng cao tần có thể kể đến như:

Bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp.
Kỹ thuật này không phải gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ quanh tuyến giáp.
Bệnh nhân có thể giao tiếp với bác sỹ trong quá trình làm thủ thuật.
Không để lại sẹo tại vị trị phẫu thuật do không xâm lấn, rạch mổ
Bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính, không gây suy giáp
Tỷ lệ biến chứng rất ít, không đau và hiệu quả điều trị cao.
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì kỹ thuật này cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như chí phí thực hiện cao, là kỹ thuật mới, tiên tiến nên chưa phổ biến.

Ngoài ra, với những trường hợp tốc độ giảm thể tích sau 9 -12 tháng chưa đạt kỳ vọng thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm lần 2 để đạt hiệu quả tối đa. Sau đó bệnh nhân nên tái khám định kỳ 1 năm 1 lần trong 5 năm.

Sau khi thực hiện bệnh nhân nên tái khám, kiểm tra định kỳ sau 1, 3, 6 và 12 tháng, sau đó 1 năm 1 lần trong 5 năm. Thực hiện đầy đủ các kỹ thuật siêu âm, doppler màu, xét nghiệm hormone tuyến giáp sau 1 tháng…

Kỹ thuật đốt sóng cao tần đã được áp dụng thành công trong điều trị u lành tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Sau khi điều trị tại bệnh viện cho kết quả, tỷ lệ bệnh nhân tụ máu sau đốt <20%, kích thước u tuyến giáp giảm 30-50% thể tích sau 1 tháng, 60-70% thể tích sau 3 tháng, >90% thể tích sau 12 tháng.

Nhờ những ưu điểm vượt trội, điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần được ứng dụng không chỉ trong chữa bướu giáp nhân lành tính mà còn đang được nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp tái phát ở hạch.

Để đạt hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao nhất, Vinmec đã trang bị hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, điển hình là máy siêu âm GE Healthcare E9 có đầu dò phẳng, tần số cao, độ phân giải HD cho hình ảnh rõ nét. Kỹ thuật đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm cho phép bác sĩ kiểm soát được toàn bộ quá trình thủ thuật, tránh tối đa các tổn thương mạch máu, thần kinh, khí quản, thực quản nên rất an toàn, đồng thời giảm kích thước khối u tối đa.

Định kỳ sau 1 – 3 – 6 tháng, người bệnh sẽ được tái khám cùng bác sĩ chuyên khoa nội tiết và chẩn đoán hình ảnh trước đó đã trực tiếp làm thủ thuật để kết quả đánh giá chính xác và khách quan nhất.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch