Nội soi cầm máu không đặt bấc – phương pháp hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân chảy máu mũi không rõ nguyên nhân

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam, đây là hiện tượng thường gặp, các triệu chứng của bệnh có thể chảy máu 1 hoặc 2 bên mũi, chảy máu phía trước, chảy máu xuống họng. Đa số các trường hợp máu mũi sẽ ngừng chảy khi áp dụng các biện pháp sơ cứu, tuy nhiên một số trường hợp chảy máu mũi nghiêm trọng phải nhập viện và cần đến sự hỗ trợ của y, bác sĩ.

  1. Nguyên nhân gây ra chảy máu mũi

Chảy máu mũi có thể do các nguyên nhân tại chỗ như: chấn thương, u, dị vật,… hoặc nguyên nhân toàn thân như: cao huyết áp, các bệnh lý về máu, viêm gan,… Đặc biệt, vào mùa đông, hiện tượng chảy máu mũi thường gặp hơn so với các mùa khác. Vì mùa đông có không khí hanh khô, khiến lớp màng nhầy niêm mạc mũi bị khô đi, dễ bị rách dẫn tới vỡ mạch máu, gây chảy máu mũi.

  1. Cách xử trí chảy máu mũi và phương pháp điều trị

Cách xử trí ban đầu khi bị chảy máu mũi, người bệnh nghiêng đầu về phía trước và ép cánh mũi theo phương pháp Trotter từ 5 đến 10 phút (Ths.Bs Lê Quang Hưng hướng dẫn trong video). Đối với trẻ em để điều trị dứt điểm hiện tượng chảy máu mũi trước thì có thể sử dụng nitrat bạc hoặc đông điện, đặt bấc mũi trước hoặc mũi sau. Đối với người lớn có thể sử dụng đặt bấc mũi trước, mũi sau, đông điện, thắt động mạch chọn lọc hoặc điều trị chuyên sâu sử dụng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).

Từ năm 2013, 100% bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực do chảy máu mũi không rõ nguyên nhân sẽ được áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi cầm máu mũi không đặt bấc, đem lại hiệu quả điều trị cao hơn so với các phương pháp trước kia thường sử dụng: đặt bấc mũi trước, mũi sau, đặt Merocel hoặc các vật cầm máu tự tiêu khác. Tuy nhiên các phương pháp này gây khó chịu cho người bệnh trong quá trình ăn, nhai, thở, gây đau, thời gian nằm viện lâu gây tốn kém về chi phí.

Nhân 02 trường hợp bệnh nhân Nguyễn Anh H (53 tuổi, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện do máu mũi chảy ra từng dòng dẫn đến tình trạng thiếu máu; bệnh nhân Trịnh Thị H (39 tuổi, phường Quảng Thành, tp Thanh Hóa) chảy máu mũi không cầm được khi đang tập thể dục. Cả hai bệnh nhân đều chảy máu mũi không rõ nguyên nhân, sau khi nhập viện, cả 02 bệnh nhân đã được thăm khám lâm sàng và các bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực chỉ định tiểu phẫu cầm máu bằng phương pháp “nội soi cầm máu không đặt bấc”.

Sau tiểu phẫu, 02 bệnh nhân đều cảm thấy không đau nhức, ăn uống dễ dàng không ảnh hưởng đến sinh hoạt.

  1. Khuyến cáo của bác sĩ đối với các trường hợp chảy máu mũi

Ths.Bs Lê Quang Hưng – Trưởng Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực khuyến cáo: “Bệnh nhân khi chảy máu mũi nếu sau 30 phút không tự cầm khi đã ép cánh mũi thì nên đến các cơ sở y tế để cầm máu tạm thời. Không nên để chảy máu kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Khi chảy máu mũi thì không nên nuốt máu, tránh tình trạng bác sĩ sẽ đánh giá sai về lầm sàng.

Không nên nhét các nguyên liệu, đắp lá, thuốc,… vào hốc mũi tránh gây nên tình trạng dị vật.

Mỗi năm, Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực tiếp nhận 30 – 50 bệnh nhân nhập viện do chảy máu mũi không rõ nguyên nhân”.

Từ ngày 01/01/2021, bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực sẽ được hưởng bảo hiểm theo đúng giá trị thẻ BHYT và không cần giấy chuyển tuyến.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch