Nội soi phế quản ống mềm

Hiện nay Nội soi phế quản ống mềm được ứng dụng rộng rãi nhằm chẩn đoán và phát hiện những bệnh lý hệ hô hấp. Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng.

Chính vì vậy, việc triển khai nội soi phế quản ống mêm tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực đã giúp chẩn đoán, điều trị các bệnh lý hô hấp quan trọng như: viêm phổi, ung thư phổi, viêm phế quản.

Ống nội soi có gắn camera có độ phân giải cao, đem lại hình ảnh chất lượng và rõ ràng. Hơn nữa ống nội soi mềm sẽ giúp giảm cảm giác đau đớn, khó chịu vùng cổ trong và sau quá trình nội soi hơn so với việc sử dụng ống nội soi cứng.

Đặc biệt đối với nội soi phế quản ở trẻ em, việc sử dụng ống mềm có thể làm giảm tổn thương lên đường hô hấp của trẻ. Ở một số trường hợp, do người bệnh quá sợ hoặc ho, kích thích nhiều có thể thực hiện tiền mê nội soi phế quản.

1. Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định nội soi phế quản ống mềm với ung thư thực quản

 

1.1 Chỉ định

Chỉ định nội soi ống phế quản trong những trường hợp:

– Chẩn đoán ung thư khí phế quản;
– Phân giai đoạn ung thư phế quản;
– Theo dõi sau điều trị ung thư phế quản;
– Đánh giá những người bệnh có tổn thương ác tính vùng đầu, cổ;
– Đánh giá trong trường hợp có ung thư thực quản;
– Nhiễm khuẩn: viêm phổi tái phát, nhiễm trùng ở người có bệnh suy giảm miễn dịch, áp xe phổi, mủ màng phổi,…;
– Các bệnh về hô hấp khác: xẹp phổi, tràn dịch màng phổi tiết dịch, ho kéo dài không rõ nguyên nhân, chấn thương ngực, hít phải dị vật,…

1.2 Chống chỉ định

Những trường hợp chống chỉ định nội soi phế quản:

Rối loạn tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp không kiểm soát được,…;
Suy hô hấp đợt cấp, hen phế quản chưa kiểm soát, tràn khí màng phổi chưa có dẫn lưu,…;

Rối loạn đông máu.

2. Các bước thực hiện
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm máu chẩn đoán các rối loạn về đông máu

2.1 Chuẩn bị trước nội soi
Người bệnh được tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán có gặp phải các rối loạn về đông máu hay không;
Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi nội soi và dừng uống nước trước 2 tiếng;
Bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám lâm sàng với người bệnh nhằm biết được tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý hay các loại thuốc đang sử dụng. Với trường hợp người bệnh không đáp ứng được yêu cầu để thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp chẩn đoán khác thích hợp hơn.

2.2 Tiến hành nội soi
Người bệnh được tiến hành gây tê bằng thuốc trước khi thực hiện nội soi. Sau khi gây tê, bệnh nhân vẫn giữ được ý thức;
Bệnh nhân ngồi hoặc nằm theo tư thế thích hợp nhất để quá trình nội soi phế quản ống mềm diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thường là có tư thế đầu cao hơn người hoặc ngửa cổ ra phía sau;
Bác sĩ tiến hành đưa ống nội soi qua miệng hoặc mũi và đưa sâu xuống các vị trí khác nhau của nhánh khí phế quản. Lúc này, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát và đánh giá các dấu hiệu tổn thương hay trạng thái bất thường bên trong đường hô hấp nhờ hình ảnh được thu lại từ camera. Với các trường hợp cần được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết để lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện các xét nghiệm liên quan hoặc bơm một lượng dịch vào phổi, sau nội soi lượng dịch này cũng sẽ được hút ra. Quá trình nội soi phế quản ống mềm thường diễn ra từ 5 – 10 phút hoặc lâu hơn.

2.3 Theo dõi và xử trí biến chứng
Nội soi phế quản không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nên người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày. Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng cơ bản như: đau ở vùng cổ, khàn giọng, ho ra máu nhẹ với trường hợp lấy mẫu sinh thiết,… Tuy nhiên, nếu cảm thấy các dấu hiệu như khó thở liên tục, rối loạn nhịp tim, xuất huyết nặng,… bệnh nhân cần báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.Một số biến chứng có thể xảy ra sau nội soi phế quản:

Thiếu oxy máu: Khi soi phế quản ống mềm, phân áp Oxy ở máu động mạch PaO2 có thể giảm đi 10 mmHg, SaO2 giảm đi từ 2%-5% hoặc nhiều hơn. Nếu có tình trạng suy hô hấp cấp phải ngừng ngay cuộc soi, tăng lưu lượng oxy, dùng các thuốc giãn phế quản qua đường khí dung hoặc tiêm truyền nếu cần.
tràn khí màng phổi
Nội soi phế quản có thể gặp biến chứng tràn khí màng phổi
Chảy máu: Biến chứng chảy máu thường xảy ra khi sinh thiết. Để đề phòng biến chứng ho máu nặng khi làm sinh thiết phế quản và sinh thiết xuyên thành phế quản, nên làm sinh thiết thử lần thứ nhất bấm mảnh nhỏ và nông để xem mức độ chảy máu, nếu không nguy hiểm thì mới sinh thiết thực sự. Khi có chảy máu thì bơm dung dịch adrenalin 0,01% có tác dụng làm giảm chảy máu ở chỗ sinh thiết phế quản, tiêm bắp morphin, dùng đầu ống soi để bịt lỗ PQ có chảy máu. Nếu không thể cầm máu, phải rút ống soi đặt nội khí quản, liên hệ nút mạch cấp cứu.
Nhiễm khuẩn: Nếu sau khi nội soi người bệnh có biểu hiện sốt, ho khạc đờm màu đục thì nên cấy đờm tìm vi khuẩn gây bệnh.
Co thắt thanh phế quản: Biến chứng này thường xảy ra do gây tê không kỹ lưỡng để ức chế cảm thụ kích thích gây nên co thắt phế quản thông qua thần kinh phó giao cảm. Cần hết sức lưu ý dự phòng biến chứng này ở những người cơ địa tăng tính phản ứng phế quản như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tràn khí màng phổi: Gặp vào khoảng từ 5%-5,5% khi sinh thiết xuyên thành phế quản, chải phế quản hoặc ở những người bệnh có giãn phế nang nặng. Nếu tràn khí ít có thể chỉ cần thở oxy, chụp phim theo dõi, nếu tràn khí nhiều cần mở màng phổi dẫn lưu khí.
Các biến chứng và tai biến khác: Dị ứng với thuốc tê lidocain bởi vậy cần làm test với thuốc tê trước khi soi ở người có tiền sử dị ứng: tiêm methylprednisolon tĩnh mạch.
Tóm lại, nội soi phế quản ống mềm là một phương pháp chẩn đoán đang được thực hiện rộng rãi, nhằm phát hiện những bệnh lý về đường hô hấp. Phương pháp nội soi phế quản ống mềm giúp cho bệnh nhân, đặc biệt là ở trẻ em giảm đau và khó chịu vùng cổ họng hơn so với nội soi ống cứng.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm được thực hiện trên các phương tiện máy móc hiện đại, đây kỹ thuật không làm cho bệnh nhân khó chịu khi tiến hành nội soi: Sặc, cảm giác ngạt… Trước khi tiến hành thủ thuật, bệnh sẽ sẽ được gây mê và kiểm soát đường thở kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa sự kích thích hay khó chịu cho người bệnh, tiếp đó bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật nội soi, lấy dị vật và sau đó kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo không có biến chứng cho bệnh nhân.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch