Phẫu thuật thay khớp gối – Đối tượng nào cần thực hiện

Thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là khớp lớn nhất trong cơ thể, có vai trò quan trọng gánh toàn bộ cơ thể và vận động nhiều nhất nên rất dễ bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối là quá trình hủy hoại, bào mòn sụn và xương dưới sụn của khớp, gây nên những biến đổi ở bề mặt khớp, tăng sự lắng đọng canxi và các gai xương, dẫn đến các biến dạng khớp, làm hư khớp – tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

► Các nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối như:
– Do tuổi tác: tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm

–  Giới tính: dây chằng trước của khớp gối nữ yếu hơn nam (thường ở phụ nữ > 50 tuổi), cùng với thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh

– Thừa cân hoặc béo phì: việc thừa cân sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối, sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian.

– Chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn: những rủi ro làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng,… đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng.

– Không thường xuyên tập thể dục hoặc vận động quá sức: lười tập có thể khiến các cơ bị lỏng lẻo, cấu trúc cơ – xương – gân – dây chằng dễ sai lệch. Ngược lại nếu vận động nặng hay quá sức trong thời gian dài cũng khiến thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

– Lạm dụng thuốc có chứa Corticoid: tăng mức độ thoái hóa khớp

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

– Các bệnh lý về xương-khớp: gout, viêm khớp dạng thấp, biến dạng xương… ​

► Các triệu chứng thoái hóa khớp gối: ​
– Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.

– Khớp cứng và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu. Mất linh hoạt

– Khớp gối có thể bị sưng to, chân lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O/X)

► Thay khớp gối như thế nào​

– Thay khớp gối là một phẫu thuật thay thế phần khớp gối bị hư hại do thoái hóa hoặc do nguyên nhân nào đó bằng một khớp nhân tạo. ​

– Thay khớp gối được các bác sĩ chuyên khoa điều trị chỉ định khi các phương pháp điều trị nội ngoại khoa khác không làm giảm cơn đau khớp và không thể phục hồi chức năng khớp một cách toàn diện. ​

– Với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần đầu xương đã bị hư và tái tạo bằng vật liệu nhân tạo để bảo vệ, tránh tình trạng các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau khi di chuyển, hạn chế tối đa sự đau đớn cho người bệnh, đồng thời sửa chữa các biến dạng của khớp, trục chi. ​

► Trường hợp thường được bác sĩ chỉ định thay khớp gối như: ​
– Người bị đau nghiêm trọng ở khớp gối, bị tình trạng mòn khớp gối dẫn tới suy giảm vận động.​

– Phần sụn khớp bị tổn thương quá nặng. Những phương pháp điều trị nội khoa không còn hiệu quả.​

– Người mắc các bệnh lý khác có thể tác động tới khớp gối như: Bệnh rối loạn đông máu, bệnh gout, rối loạn khiến xương phát triển bất thường, hoại tử vô mạch đầu gối, chấn thương đầu gối, biến dạng khớp gối gây đau và mất sụn…

– Khi người bệnh chụp phim X-quang cho thấy khớp gối hư hại nhiều, nhưng bệnh nhân không đau hoặc chỉ đau ít thì cũng có thể được chỉ định thay khớp gối nhân tạo.​

– Người bị thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp, chấn thương khiến sụn gối bị tổn thương.

Hiện nay thay khớp gối được xem là phương pháp chữa trị có hiệu quả cao để thay thế khớp gối bị hư hại, bào mòn bởi các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,… Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo cũng khá dài nếu được chú ý chăm sóc có thể lên đến 15 năm.

Bên cạnh đó thay khớp gối nhân tạo gây ra rất ít các tổn thương phần mềm xung quanh khớp, bộc lộ chính xác khớp cần thay thể, giảm được nguy cơ nhiễm trùng tối đa cho người bệnh. Khi phẫu thuật thay khớp gối người bệnh cũng giảm thiểu được thời gian lưu viện so với các phương pháp điều trị khác, giảm đau, và sớm bình phục, ổn định tình hình sức khỏe trong thời gian dài.​

Tại chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bỏng, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, trong quá trình tư vấn và điều trị, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và phác đồ điều trị mới nhất. Quan trọng nhất, bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bỏng phối hợp cùng bác sĩ Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng lên kế hoạch điều trị và thiết kế bài tập riêng cho từng bệnh nhân dựa trên đánh giá bệnh nhân qua nhiều yếu tố: mức độ bệnh, nghề nghiệp, thói quen chơi thể thao, những bệnh lý khác của bệnh nhân, thời gian tập luyện phù hợp với bệnh nhân

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch