Phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người có tuổi

Alzheimer là một loại bệnh mất hoặc giảm trí nhớ dần dần, thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Bệnh do thoái hóa não nguyên phát, chưa rõ căn nguyên và cho tới nay, y học thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

Người mắc bệnh Alzheimer thường sẽ phải đối mặt với các hệ luỵ hay biến chứng nguy hiểm như: Mất trí nhớ và mất khả năng sử dụng ngôn ngữ, suy giảm khả năng phán đoán và những thay đổi nhận thức – gây khó khăn trong việc điều trị các bệnh lý khác. Đặc biệt, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, những thay đổi của não bắt đầu ảnh hưởng đến các chức năng thể chất, chẳng hạn như nuốt, kiểm soát hành vi…

NGƯỜI CÓ TUỔI CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BỆNH ALZHEIMER BẰNG CÁCH NÀO?
Thể dục thể thao cho não
Não bộ cũng giống như các khối cơ trong cơ thể vậy, vận động thường xuyên sẽ giúp não bộ hoạt động mượt mà và dẻo dai hơn:
– Đọc sách, báo thường xuyên.
– Chơi các trò chơi thiên về trí tuệ như: đố chữ, giải đố,…
– Viết nhật ký, ghi chép lại các hoạt động trong ngày.
– Học ngoại ngữ – là một cách hay để kích thích não bộ.

*Thể dục thể thao cho cơ thể
Tập thể dục giúp tăng khả năng kết nối các mạch máu trong não và kích thích phát triển khả năng nhận thức. Người có tuổi nên:
– Tham gia những bộ môn phối hợp đa cơ như: aerobic nhẹ, yoga, khiêu vũ,…
– Chơi các môn thể thao mà bạn yêu thích: bơi lội, đạp xe, cầu lông, quần vợt,…

* Giao tiếp xã hội nhiều hơn
Việc kết nối với xã hội không chỉ giúp ích cho người có tuổi về tinh thần mà còn cải thiện sức khỏe não bộ một cách rõ rệt:
– Tham gia những lớp học kỹ năng, các chiến dịch tình nguyện.
– Giao tiếp nhiều hơn với bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp,…
– Thường xuyên tới nơi công cộng và trò chuyện với người khác nhiều hơn (rạp chiếu phim, công viên, quán cà phê,…).

* Cải thiện chế độ ăn uống
Song song với tập luyện thể thao thường xuyên thì một chế độ ăn hợp lý cũng giúp cơ thể và não bộ người có tuổi khỏe mạnh hơn.
– Hạn chế tiêu thụ quá nhiều đường và carbs trong chế độ ăn uống: đường, bột mì trắng, cơm,…
– Tránh sử dụng các loại dầu trans-fat: thức ăn nhanh, đồ chiên xào,…
– Bổ sung Omega-3: DHA trong các axit béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa Alzheimer và mất trí nhớ bằng cách giảm các mảng beta-amyloid.
– Xây dựng chế độ ăn giàu vitamin B12 và axit folic

* Ngủ đủ giấc & Kiểm soát căng thẳng
– Chất lượng giấc ngủ kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng kéo dài – gây áp lực lên tế bào não. Lâu dài, những áp lực này sẽ tạo thành những thương tổn không thể phục hồi lên não bộ.
– Người có tuổi vốn khó ngủ. Tuy vậy, để cải thiện chất lượng giấc ngủ, hãy tạo một lịch trình ngủ ổn định và duy trì nó: đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm nhất định trong ngày.
– Bệnh Alzheimer có thể không có dấu hiệu rõ ràng và rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Việc khám sức khỏe tổng quát và làm các kiểm tra cận lâm sàng định kỳ là cần thiết. Nếu bạn lo lắng mình có triệu chứng của bệnh, hãy đến gặp và tìm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về thần kinh.
Để được tư vấn hoặc đặt lịch khám tại khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, quý Khách hàng gọi 1900.9012 hoặc inbox cho fanpage của Bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực

595 Nguyễn Chí Thanh, Phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa
Tổng đài CSKH: 1900.9012
Số điện thoại bệnh viện: 02373.713.713
Website: hopluchospital.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay