Sư nguy hiểm của sốt xuất huyết với mẹ bầu và thai nhi
Bệnh Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi
Bởi vậy việc phòng ngừa sốt xuất huyết cho thai phụ vô cùng quan trọng
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết khi mai thai
Chảy máu chân răng;
Sốt cao, kèm theo run rẩy;
Mất nước, ăn không ngon miệng;
Đau đầu dữ dội;
Khó thở;
Cảm giác tê nhức khắp cơ thể;
Buồn nôn, nôn mửa liên tục;
Phần thân trên của cơ thể xuất hiện các mẩn đỏ.
𝑩𝒊𝒆̂́𝒏 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒌𝒉𝒊 𝒎𝒆̣ 𝒃𝒂̂̀𝒖 𝒃𝒊̣ 𝒔𝒐̂́𝒕 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕:
Giảm tiểu cầu: Có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con. Giảm tiểu cầu mức độ nặng có thể dẫn đến một số biến chứng khi sử dụng những kỹ thuật y khoa giúp bà bầu đẻ không đau trong quá trình sinh;
Tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu thai phụ bệnh nặng;
Tăng nguy cơ bị sảy thai;
Xuất huyết
Tiền sản giật khi mang thai.
Đ𝒆̂̀ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒕 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒌𝒉𝒊 𝒎𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂𝒊:
Sử dụng thuốc xịt diệt muỗi ở các khu vực quanh nơi sinh sống;
Nên ở trong nhà vào lúc sáng sớm và chiều muộn, vì những lúc này muỗi vằn gây bệnh bắt đầu hoạt động nhiều hơn
Giăng mùng khi ngủ
Mặc quần áo sáng màu, dài tay
Nếu có thể, hãy bật điều hòa trong phòng, vì không khí lạnh sẽ khiến muỗi tránh xa
Sử dụng màn, rèm che hoặc lưới chống muỗi ở khu vực cửa sổ, cửa ra vào phòng, nhà cửa.
Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao về tình trạng bệnh và nhận được sự chăm sóc y tế phù hợp
𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝘃𝗶𝗲̣̂𝗻 Đ𝗮 𝗸𝗵𝗼𝗮 𝗛𝗼̛̣𝗽 𝗟𝘂̛̣𝗰 𝗹𝘂𝗼̂𝗻 𝘀𝗮̆̃𝗻 𝘀𝗮̀𝗻𝗴 đ𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗰𝘂̀𝗻𝗴 𝗰𝗮́𝗰 𝗺𝗲̣ 𝗯𝗮̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗵𝗮𝗶 𝘀𝗮̉𝗻, đ𝗲𝗺 𝘁𝗼̛́𝗶 𝗰𝗵𝗼 𝗰𝗮́𝗰 𝗺𝗲̣ 𝘁𝗵𝗮𝗶 𝗸𝘆̀ 𝘁𝗿𝗼̣𝗻 𝘃𝗲̣𝗻 𝗮𝗻 𝘁𝗮̂𝗺.
Bài viết liên quan
-
Thông tuyến BHYT – Bệnh nhân từ Lao Cai về Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực điều trị bệnh
Vượt qua quãng đường 450km, bệnh nhân từ Lào Cai về Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực – Thanh Hoá để điều trị bệnh. Bệnh nhân Lê Bá C (29… -
Bướu cổ khi nào cần phẫu thuật?
Bướu cổ hay bướu nhân tuyến giáp, bướu giáp…là bệnh lý phổ biến của tuyến giáp. Theo nghiên cứu, tỷ lệ dân số bị nhân giáp có thể chiếm đến… -
Phẫu thuật áp xe rò luân nhĩ tái phát cho bệnh nhân nhí 8 tuổi
Khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực tiếp nhận bệnh nhân nhí 8 tuổi Phạm Thị H (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được phẫu thuật áp xe rò… -
Khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, tuyến vú, suy tĩnh mạch cùng các chuyên gia Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Chương trình “Tư vấn, khám, siêu âm và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, tuyến vú và suy tĩnh mạch” cùng các chuyên gia Bệnh viện…