Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị
Chính trong việc hỗ trợ cơ thể, bảo vệ dây thần kinh và giúp chúng ta có thể vận động một cách linh hoạt, đồng thời giúp làm giảm áp lực bằng cách chống đỡ trọng lượng cơ thể.
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính thường xảy ra ở tuổi trung niên. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa và để lại nhiều biến chứng nặng nề.
► Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là tình trạng sự hủy hoại sụn của các khớp và đĩa đệm ở cổ và lưng dưới. Đôi khi, thoái hóa khớp tạo ra các gai xương chèn ép các rễ thần kinh. Điều này có thể gây ra yếu và đau ở cánh tay hoặc chân.
► Đối tượng nào dễ mắc thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt ở tuổi già. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi có thể mắc bệnh này từ một trong các nguyên nhân khác nhau:
- Có tiền sử chấn thương hoặc tổn thương cột sống
- Có tiền sử khuyết tật di truyền liên quan đến sụn
- Đối với những người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống phổ biến hơn ở nam giới. Sau tuổi 45, thoái hóa cột sống phổ biến hơn ở phụ nữ.
- Thoái hóa cột sống cũng thường xảy ra hơn ở những người thừa cân.
- Hoặc cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những người có công việc hoặc chơi thể thao mang tính chất hoạt động thể lực mạnh.
► Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thường xảy ra do tổn thương, sụp lún ở thân đốt sống, ở lớp sụn bề mặt các khớp.
Sự kết hợp giữa co thắt cơ và viêm các khớp gây ra đau.
Các khớp mặt cột sống ở lưng dưới dễ phát triển thành thoái hóa do tổn thương sụn. Sự tác động của các chấn thương trong suốt thời gian dài sẽ gây ra sự suy yếu hoặc thoái hóa của các khớp.
Tổn thương rách, xơ hóa đĩa đệm cũng là nguyên nhân gây thoái hóa vì đĩa đệm giữa các thân đốt sống có tác dụng giảm sốc, hạn chế mài mòn và sụp lún mặt khớp.
► Các triệu chứng của thoái hóa cột sống thường gặp
Thoái hóa cột sống hay gặp nhất là thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Thoái hóa đoạn cột sống ngực ít gặp hơn.
Một trong những triệu chứng bệnh thường gặp là gây cứng hoặc đau ở cổ hoặc lưng, có thể gây yếu hoặc tê ở chân hoặc tay nếu nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến các dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống. Thông thường, sự khó chịu ở lưng sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi lúc nằm xuống. Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau mang tính liên tục. Bệnh nhân có cảm giác lục khục khi cử động cột sống.
Ngoài các ảnh hưởng về thể chất, người bị thoái hóa cột sống cũng có thể gặp các vấn đề xã hội và cảm xúc do bị cản trở các hoạt động hàng ngày, giảm hiệu suất công việc nên có thể cảm thấy chán nản hoặc bất lực.
► Ảnh hưởng của thoái hóa cột sống:
- Thoái hóa cột sống có thể gây đau, suy giảm chức năng và tàn tật, ngoài ra thoái hóa cột sống có thể gây hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh tủy, bệnh rễ thần kinh, viêm khớp cột sống và trượt đốt sống.
- Hẹp ống sống có thể dẫn đến hai hội chứng lâm sàng, bao gồm bệnh tủy cổ và bệnh cơ thần kinh thắt lưng. Hẹp ống sống thắt lưng có thể biểu hiện như đau dai dẳng hoặc ngắt quãng, yếu và các triệu chứng cảm giác theo phân bố da bị kích hoạt khi đứng hoặc đi bộ và giảm khi ngồi hoặc nằm xuống.
- Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng dưới dai dẳng ở 1-2% dân số từ 35 đến 45 tuổi.
- Thoái hóa ở cột sống thắt lưng có thể dẫn đến trượt đốt sống thoái hóa, thường xảy ra nhất tại L4 trên L5, trong đó đoạn đốt sống trên trượt về phía trước trên đoạn dưới do khớp mặt yếu.
► Chẩn đoán thoái hóa cột sống như thế nào?
Bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh XQ, CT, MRI.
- Chụp X-quang: Kiểm tổn thương xương, gai xương, xẹp lún, trượt…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá được tình trạng đốt sống, đĩa đệm và các rễ thần kinh
- Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh khác như viêm cột sống dính khớp, lao cột sống…
► Điều trị thoái hóa cột sống
Trong hầu hết các trường hợp, điều trị thoái hóa khớp cột sống nhằm giảm triệu chứng đau và tăng khả năng hoạt động của người bệnh, với mục tiêu giúp người bệnh có một cuộc sống khỏe mạnh.
Điều trị ban đầu có thể bao gồm giảm cân, duy trì cân nặng, tập những bài thể dục phù hợp với mục đích:
- Tăng tính linh hoạt
- Cải thiện tâm lý
- Làm tăng lưu lượng tim, lưu thông máu.
- Dễ dàng thực hiện các công việc hàng ngày
Một số bài tập liên quan đến điều trị thoái hóa cột sống bao gồm bơi lội, đi bộ, kéo xà… Việc tập thể dục có thể được chia thành các loại sau:
- Bài tập tăng cường. Các bài tập này nhằm làm mạnh các cơ hỗ trợ các khớp. Chúng hoạt động thông qua kháng lực bằng cách sử dụng tạ hoặc dây chun.
- Bài tập aerobic. Đây là các bài tập làm mạnh hệ tim mạch và tuần hoàn.
- Bài tập tầm vận động. Các bài tập này tăng cường sự linh hoạt của cơ thể.
Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc khác, bao gồm:
Mát-xa
Mát-xa
- Châm cứu
- Chườm nóng hoặc lạnh, tức là đặt túi đá hoặc túi chườm nóng lên khớp bị ảnh hưởng (hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp nào hoặc sự kết hợp giữa nóng và lạnh nào là tốt nhất cho bạn)
- Kích thích thần kinh qua da (TENS) bằng cách sử dụng một thiết bị nhỏ phát ra các xung điện lên vùng bị ảnh hưởng
- Bổ sung dinh dưỡng
Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng để điều trị thoái hóa cột sống. Thuốc mỡ và kem bôi ngoài da cũng có thể để điều trị đau. Chúng được bôi lên da ở vùng đau, nhưng ít hiệu quả.
Ngoài ra, tiêm khớp (corticosteroid, huyết tương giàu tiểu cầu PRP…) cũng mang lại hiệu quả điều trị cao.
► Khi nào điều trị bằng phẫu thuật?
Hầu hết các trường hợp thoái hóa khớp cột sống có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật, nhưng phẫu thuật đôi khi được thực hiện, đây có thể xem là lựa chọn điều trị cuối cùng. Việc phẫu thuật được khuyến nghị trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa; có biểu hiện bị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống; bệnh nhân có dấu hiệu trượt đốt sống độ 3 – 4; đĩa đệm bị thương tổn nặng nề…
► Phòng ngừa thoái hóa cột sống như thế nào?
Xây dựng lối sống tích cực, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ calci.
Xây dựng lối sống tích cực, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ calci.
– Thay đổi những tư thế xấu trong hoạt động hàng ngày, hạn chế các hoạt động làm cho cột sống quá tải
– Thực hiện các bài tập ít tác động như bơi lội, yoga và đạp xe.
– Tránh hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
– Đeo thiết bị bảo vệ phù hợp cho tất cả công việc, thể thao và sở thích.
Bài viết liên quan
-
4 dấu hiệu chính cảnh báo ung thư cổ tử cung không nên bỏ qua
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Phần lớn phụ nữ… -
Vinh danh 10 doanh nhân trẻ xuất sắc được trao Giải thưởng Sao Đỏ 2019
Tối ngày 18/12/2019 Tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đã diễn lễ Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Sao Đỏ – Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019.… -
Nguyên nhân nhiều người mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine
Tiêm vaccine không đồng nghĩa với hiệu quả bảo vệ tuyệt đối, người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo để hạn… -
Những điều cần biết về bệnh nhiễm Adenovirus
Adenovirus đang có xu hướng bùng phát mạnh ở nước ta. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến trên thế giới. Loại virus này có khả năng gây…