ĐỘT QUỴ Ở TRẺ SƠ SINH VÀ HẬU QUẢ

Đột quỵ ở trẻ sơ sinh là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Dù bệnh đột quỵ ở trẻ sơ sinh không phải là căn bệnh phổ biến như ở người già tuy nhiên các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và những biến chứng để chuẩn bị hành trang và xử lý nhanh chóng khi có vấn đề xảy ra.

Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ sẽ mắc phải những tổn thương nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất chỉ sau ung thư và các bệnh lý tim mạch.

Có hai loại đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh: 

  • Tắc lưu thông tĩnh mạch (huyết khối xoang tĩnh mạch não)
  • Tắc lưu thông dòng máu động mạch (đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não)

Nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ ở trẻ sơ sinh?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở thai nhi xảy ra trước khi đứa trẻ được sinh ra. Hiện tượng này có thể tại bất cứ thời điểm nào sau tuần thứ 14 của thai kỳ.

Một khả năng có thể xảy ra là do sự hình thành cục máu đông trong mạch máu của thai nhi. Nếu không có một dòng chảy trơn tru dẫn máu lên não, rất có khả năng sẽ dẫn đến đột quỵ.

Một nguyên nhân khác có thể gây ra đột quỵ thai nhi là bệnh não thiếu máu – thiếu oxy cục bộ (Hypoxic Ischemic Encephalopathy – HIE). HIE là một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở thai nhi, dẫn đến tổn thương não và các chức năng vận động của trẻ.

Đã xuất hiện những trường hợp trẻ bị đột quỵ trong quá trình người mẹ chuyển dạ, chấn thương khi sinh có thể là một yếu tố góp phần khiến trẻ bị đột quỵ. Trong quá trình mẹ hạ sinh, các mạch máu của trẻ có thể bị tổn thương do áp lực lên hộp sọ hoặc cơ mặt dẫn đến hiện tượng đột quỵ sơ sinh.

Hơn nữa, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ đó là trẻ sơ sinh chào đời với mật độ tế bào máu dày hơn (người trẻ có gấp đôi số lượng tế bào máu so với người trưởng thành), điều này dẫn đến nguy cơ trẻ dễ bị đông máu dễ dẫn đến việc hình thành các cục máu đông.

Các biểu hiện lâm sàng đột quỵ ở trẻ sơ sinh

Đột quỵ chu sinh có thể được chẩn đoán ngay khi mới sinh, biểu hiện điển hình nhất của một trẻ sơ sinh bị đột quỵ động mạch não giữa cấp tính là xuất hiện các cơn động kinh tái diễn trong vòng vài ngày đầu đời. 

Phân bố mạch máu của đột quỵ thiếu máu não cục bộ chu sinh có thể là động mạch hoặc tĩnh mạch. Phân bố động mạch là thường gặp hơn ở trẻ nhũ nhi, còn nhồi máu tĩnh mạch liên quan đến vùng quanh não thất xảy ra sớm hơn từ khi còn trong tử cung và thường gặp hơn ở trẻ sinh non.

Ngoài ra, những trẻ nhũ nhi ( trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi) khi bị đột quỵ thiếu máu não cục bộ có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như: Liệt nửa người hoặc chậm phát triển. Tuy nhiên nếu trẻ mắc phải các các triệu chứng thường gặp ở người lớn, chẳng hạn như vấn đề về ngôn ngữ, mất khả năng giữ thăng bằng, rất khó hoặc không thể phát hiện trong thời gian này.

Hậu quả khi trẻ sơ sinh mắc bệnh đột quỵ

Những trẻ nhũ nhi bị đột quỵ chu sinh có nguy cơ bị động kinh, bao gồm cả động kinh kháng trị và co thắt ấu thơ.

Phần nhiều các trẻ nhũ nhi có đột quỵ động mạch não chu sinh sẽ dẫn đến hậu quả về thần kinh – nhận thức khiến trẻ chậm phát triển. Hậu quả về thần kinh – vận động khiến trẻ liệt nửa dẫn đến hậu quả gặp vấn đề trong hoạt động, sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày.

Bệnh đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ rất cao dẫn đến tử vong, nhất là đối với trẻ sơ sinh khi sức khoẻ còn non nớt.

Có ngăn ngừa được đột quỵ ở trẻ sơ sinh không?

Đột quỵ trẻ em rất khó phòng ngừa do không thường gặp và nhiều yếu tố nguy cơ. Một khi bệnh nhi đã có đột quỵ, sau khi điều trị đột quỵ cấp, khuyến cáo chung phòng ngừa tái phát là tìm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ để có cách điều trị các nguyên nhân bệnh nền phù hợp. 

Đối với những trường hợp đột quỵ xảy ra ở thai nhi, có đến 50% ca bệnh chưa xác định được nguyên nhân hay không dự đoán trước được, đây không phải lỗi đến từ những bà mẹ vì vậy họ không nên cảm thấy mặc cảm hay có lỗi với con, thay vào đó hãy chuẩn bị những kiến thức khoa học và tâm lý vững vàng để giải quyết khi có vấn đề xảy ra.

Các sản phụ có thể phòng ngừa đột quỵ cho con bằng một số biện pháp như sau:

  • Luôn cố gắng giữ ổn định mức huyết áp.
  • Tránh căng thẳng bất cứ khi nào có thể cùng một lối sống cân bằng với chế độ dinh dưỡng thích hợp và tập thể dục vừa phải.
  • Một số bệnh nhiễm trùng mà người mẹ có thể mắc phải, như chứng viêm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease – PID), cũng được coi là một yếu tố gây nên đột quỵ thai nhi. 
  • Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể có nguy cơ đặc biệt cao với PID và nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi mang thai.

Đối với những trẻ sơ sinh có dấu hiệu của bệnh đột quỵ, phụ huynh cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế uy tín để kiểm soát và điều trị bệnh. Hiện nay, tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực đã trang bị nhiều máy móc hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán hình ảnh, giúp cho kết quả đạt độ chính xác cao, trong đó có chụp cộng hưởng từ MRI. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống, cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. Đặc biệt, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Với hệ thống công nghệ tối tân và áp dụng các phương pháp can thiệp mạch não hiện đại, đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và thần kinh giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, bệnh viện đa khoa Hợp Lực là địa chỉ khám, tầm soát nguy cơ đột quỵ và điều trị uy tín được khách hàng tin cậy.

 

 

 

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch