10 bệnh về mắt thường gặp

Dị ứng, tật khúc xạ, đau mắt đỏ, viêm bờ mi, lẹo mắt, đục thủy tinh thể… là những bệnh nhãn khoa thường gặp trong đợt dịch Covid-19.

Khi giãn cách xã hội, người dân chủ yếu chỉ ở nhà, môi trường sống bí bách, không đảm bảo thông thoáng khiến sức khỏe giảm sút và gia tăng các bệnh lý nguy hiểm về mắt. Bên cạnh đó, việc ở nhà trong thời gian dài khiến chế độ sinh hoạt mất cân bằng và việc thường xuyên lạm dụng các thiết bị điện tử cũng gây hại cho đôi mắt. 10 bệnh nhãn khoa dễ mắc phải như:

Dị ứng mắt: Khi bị dị ứng, mắt sẽ trở nên đỏ, ngứa và gây khó chịu cho người bệnh. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn.

Tật khúc xạ: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về thị giác, điển hình là cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.

Đau mắt đỏ: Là bệnh lành tính song đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác, qua đường hô hấp, dịch tiết hay dùng chung đồ vật… Bệnh dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp hạn chế lây lan.

Viêm bờ mi mắt: Bệnh này ít nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh như ngứa, cộm xốn, cảm giác bỏng rát, khô mắt…

Chắp, lẹo mắt: Các biểu hiện bệnh là sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ mắt. Sau khoảng 3-4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ hạt gạo. Nếu để mụn lẹo mưng mủ và vỡ, lâu ngày sẽ gây ứ phù màng tiếp hợp, nguy hiểm cho sức khỏe đôi mắt.

Đục thủy tinh thể: Là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục không còn trong suốt, gây giảm thị lực ở người bệnh. Bệnh với các biểu hiện ban đầu là nhìn mờ, lâu ngày có thể dẫn đến mù lòa.

Viêm loét giác mạc: Những vết thương cực nhỏ bởi sử dụng kính áp tròng, hành động dụi mắt có thể gây viêm loét giác mạc. Ngoài ra, việc dung nạp thiếu vitamin A cũng có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù vĩnh viễn.

Viêm màng bồ đào: Là gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Bệnh có thể lây lan, phá hủy mắt rất nhanh và thậm chí gây mù nếu không được điều trị sớm và kịp thời.

Thoái hóa điểm vàng: Bệnh tuy không gây mù lòa hoàn toàn nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã có tiến triển nặng, do bệnh không có triệu chứng vì thế rất khó để phát hiện bệnh.

Tăng nhãn áp: Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột mà không có triệu chứng. Để kiểm soát và phát hiện kịp thời bệnh, bạn cần khám mắt định kỳ.

Để chăm sóc đôi mắt tại nhà đúng cách, bác sĩ Huy khuyến cáo người dân bổ sung các vitamin A, C, E và khoáng chất cần thiết như axit béo omega-3; lutein; kẽm. Khi ra đường và làm việc với máy tính nên đeo kính râm, kính chống ánh sáng xanh, nhằm hạn chế sự tác động của tia UV tới mắt. Bên cạnh đó, người bị cận, viễn, loạn thị cần đeo khính với số độ phù hợp. Khi bị bụi hay dị vật bay vào mắt, bạn tránh dụi mắt, để không làm xước giác mạc, và hãy dùng nước nhỏ mắt để dị vật chảy ra. Dưa leo có thể dùng để đắp mắt, giúp thư giãn và giải tỏa stress, đồng thời cải thiện vùng bọng mắt.

Mỗi người nên thực hiện khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần, nhất là trẻ em có bệnh lý khúc xạ, người trên 60 tuổi, hoặc khi mắt có biểu hiện bất thường. Khi gặp các vấn đề về mắt cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, để bảo vệ mắt trẻ khi học online, bác sĩ đưa ra 7 lưu ý cho phụ huynh. Gồm chủ động điều chỉnh độ sáng màn hình và độ phân giải của điện thoại, máy tính sao cho phù hợp với ánh sáng phòng; Đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong phòng học của trẻ, giống như việc đọc sách thông thường và nên ưu tiên sử dụng ánh sáng mặt trời; Tránh để ánh sáng mạnh đối diện với màn hình dễ gây loá mắt trẻ; Tránh cho trẻ ngồi sấp bóng, tức là ánh sáng chiếu đến từ phía sau lưng, làm giảm hiệu quả chiếu sáng tổng thể của căn phòng; Nên để điện thoại ngang tầm mắt, cách 40-50 cm khi trẻ ngồi thẳng lưng, thoải mái; Nhắc nhở trẻ chớp mắt hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi, trẻ có thể rời khỏi bàn học, đứng lên thư giãn trong thời gian giải lao; Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch