TIỀN SẢN GIẬT – HỘI CHỨNG HELLP: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TRONG THAI KỲ
Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây là một rối loạn hiếm gặp liên quan đến gan và máu, với các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ, gây khó khăn cho việc chẩn đoán sớm.
Tên gọi HELLP là viết tắt của ba bất thường chính:
✔️ H (Hemolysis) – Thiếu máu tán huyết
✔️ EL (Elevated Liver enzymes) – Tăng men gan
✔️ LP (Low Platelet count) – Giảm tiểu cầu
Hội chứng HELLP được xem là một dạng tiền sản giật nặng, thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ ba nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn hoặc thậm chí sau khi sinh. Theo thống kê, khoảng 10 – 20% phụ nữ mắc tiền sản giật có nguy cơ tiến triển thành hội chứng HELLP.
Triệu chứng của hội chứng HELLP
Các dấu hiệu của hội chứng HELLP có thể khác nhau ở từng trường hợp, nhưng phổ biến nhất bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài
- Đau hạ sườn phải, đặc biệt là vùng bụng trên
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau đầu dữ dội
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện:
- Phù nề, đặc biệt ở tay, chân hoặc mặt
- Tăng cân nhanh chóng và bất thường
- Rối loạn thị giác
- Đau vai
- Đau khi hít thở sâu
Yếu tố nguy cơ của hội chứng HELLP
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng HELLP vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, tiền sản giật được xem là yếu tố nguy cơ lớn nhất. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Phụ nữ trên 30 tuổi
- Người da trắng
- Thừa cân, béo phì
- Đã từng mang thai trước đó
- Tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận
- Huyết áp cao
- Có tiền sử tiền sản giật
Chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán hội chứng HELLP, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tiểu cầu và hồng cầu
- Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá men gan và phát hiện protein bất thường
- Chụp MRI nhằm xác định tình trạng chảy máu trong gan
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và thời điểm dự sinh của thai phụ.
Phòng ngừa và theo dõi sức khỏe thai kỳ
Hiện chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với hội chứng HELLP. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Quan trọng nhất là thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, giúp kiểm soát nguy cơ tiền sản giật và hội chứng HELLP.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi sát sao và tư vấn chi tiết cho từng trường hợp, giúp mẹ bầu có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.
Bài viết liên quan
-
GIẢM “NUỐT ĐAU” CHO BỆNH NHÂN NHỜ PHƯƠNG PHÁP CHÍCH RẠCH DẪN LƯU ÁP XE QUANH AMIDAN
Bệnh nhân N. (49 tuổi, trú tại Hoằng Trình, Hoằng Hóa) nhập viện trong tình trạng đau rát họng dữ dội, khó nuốt, nuốt vướng bên phải, kèm theo sốt… -
NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA ĐỘT QUỴ TRONG NGÀY TẾT
Tết là dịp sum vầy, quây quần bên mâm cơm ấm cúng, thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị. Thế nhưng, với những người bị cao… -
VÌ SAO ĐỘT QUỴ LẠI DỄ XẢY RA Ở MÙA LẠNH
Nhiều người cho rằng khi bản thân khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường thì sẽ không bị đột quỵ. Tuy nhiên, chính sự chủ quan này cùng những… -
Phẫu thuật nội soi mũi xoang KHÔNG ĐẶT BẤC – Giải pháp an toàn, nhanh hồi phục cho bệnh nhân viêm xoang mạn tính
So với phương pháp truyền thống phải đặt bấc cầm máu trong khoang mũi, gây khó chịu, khó thở và nhiều bất tiện sau phẫu thuật, thì kỹ thuật nội…