TẠI SAO PHỤ NỮ CẦN KHÁM PHỤ KHOA ĐỊNH KỲ?
Khám phụ khoa định kỳ vẫn chưa được nhiều phụ nữ quan tâm do tâm lý chủ quan và e ngại. Không ít người chỉ tìm đến bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng bất thường, dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa nên được thực hiện định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần, giống như một biện pháp chủ động bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Theo các chuyên gia y tế, khám phụ khoa bao gồm những kiểm tra nhằm đánh giá tình trạng của hệ thống cơ quan sinh dục và sinh sản, cụ thể:
- Cơ quan sinh dục trong: buồng trứng, ống dẫn trứng (vòi trứng), tử cung (dạ con), cổ tử cung.
- Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn.
Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như: soi âm đạo và cổ tử cung bằng mỏ vịt, soi tươi huyết trắng, phết tế bào cổ tử cung (Pap smear), siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và nước tiểu…
Vì sao phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ?
Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp, dễ bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi có dấu hiệu bất thường. Một số trường hợp dù có triệu chứng vẫn trì hoãn thăm khám, chỉ khi bệnh tiến triển nặng, gây đau đớn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mới tìm đến bác sĩ. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém, thậm chí không còn hiệu quả như mong đợi.
Khám phụ khoa giúp phụ nữ:
🔹 Đánh giá sức khỏe sinh sản và phụ khoa
Phát hiện sớm các dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như: u nang buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm.
Kiểm tra các dị dạng hoặc rối loạn chức năng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con (như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…).
🔹 Chẩn đoán và điều trị kịp thời các vấn đề phụ khoa
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, việc khám phụ khoa sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp:
– Đau, ngứa, rát vùng âm đạo
– Chảy máu âm đạo bất thường
– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
– Dịch âm đạo có mùi hôi, màu sắc bất thường
– Đau hoặc chảy máu nhiều trong/sau quan hệ tình dục
– Đau vùng chậu hoặc khó chịu khi đi tiểu
🔹 Lợi ích lâu dài của việc khám phụ khoa định kỳ
– Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về sức khỏe sinh sản, từ đó có kế hoạch chăm sóc, phòng bệnh và tiêm phòng kịp thời.
– Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm, tăng hiệu quả điều trị và giảm chi phí chữa bệnh.
– Được tư vấn về biện pháp tránh thai an toàn, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe tình dục.
– Giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
💙Việc khám phụ khoa định kỳ không chỉ giúp phụ nữ bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn góp phần duy trì hạnh phúc gia đình. Đừng chờ đợi đến khi có bệnh mới đi khám – hãy chủ động quan tâm đến cơ thể mình ngay từ hôm nay!
Bài viết liên quan
-
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BÀN CHÂN BẸT Ở TRẺ
Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân mất đi vòm cong tự nhiên, khiến toàn bộ bề mặt lòng bàn chân tiếp xúc gần như hoàn toàn với… -
NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA ĐỘT QUỴ TRONG NGÀY TẾT
Tết là dịp sum vầy, quây quần bên mâm cơm ấm cúng, thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị. Thế nhưng, với những người bị cao… -
LÝ DO BẤT NGỜ KHIẾN NGƯỜI TRẺ BỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Thoái hóa cột sống vốn thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, nhưng hiện nay, nhiều bệnh nhân dưới 30 đã mắc phải căn bệnh này. Thực tế cho… -
DẤU HIỆU SỚM CẢNH BÁO UNG THƯ ÂM ĐẠO
Ung thư âm đạo là một bệnh lý nguy hiểm, tuy không phổ biến nhưng lại khó phát hiện sớm nếu chị em không chú ý đến những dấu hiệu…