Những điều bệnh nhân có thẻ BHYT cần biết
- Điều kiện hưởng của người bệnh có BHYT
- Tất cả người bệnh khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ, đối với trẻ em dưới 6 tuổi phải có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh
- Bệnh nhân cấp cứu được tiếp nhận ở bát kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào phải xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ trước khi ra viện.
- Trường hợp người bệnh chuyển điều trị đến cơ sở khám chữa bệnh cao hơn chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi. Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký
- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị: người hẹn có giấy khám lại của cơ sở khám chữa bệnh trước.
- Mức hưởng
- Thanh toán tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
- Khám chữa bệnh đứng tuyến: sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh thông thường
- 100% chi phí khám chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 1, 2 và 5
- 95% chi phí khám chữa bệnh đối với với người bệnh có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 3
- 80% chi phí khám chữa bệnh đối với với người bệnh có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 4
- Khám chữa bệnh không đúng tuyến (trừ cấp cứu)
- Thánh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mã quyền lợi ghi trên thẻ BHYT (điều trị nội trú)
- Không thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoại trú (trừ trường hợp người đang sinh sống tại vùng KT-XH đặc biệt khó khăn khi đi khám không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm thanh toán đầy đủ chi phí khám chữa bệnh theo chế độ BHYT.
- Đối với bệnh nhân sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao từ ngày 01/01/2015 không phải xác nhận đủ 180 ngày tham gia đóng BHYT.
- Các trường hợp tự tử, tự gây thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng sẽ được thanh toán BHYT theo quy định.
- Bệnh nhân điều trị nội trú vượt tuyến, trái tuyến, có giấy chuyển viện được cấp bổ sung trong quá trình nằm viện cũng chỉ tính thanh toán là bệnh nhân vượt tuyến.
- Thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ quan BHXH
- Người bệnh có thẻ BHYT, nếu không có giấy tờ tùy thân hợp lệ đến khám chữa bệnh phải tự thanh toán chi phí khám chữa bệnh với bệnh viện, sau đó đem chứng từ đến Cơ quan BHXH để thanh toán.
- Trường hợp khám chữa bệnh BHYT nước ngoài: Người bệnh tự thanh toán chi phí khám chữa bệnh sau đó đem chứng từ đến Cơ quan BHXH để thanh toán.
Bài viết liên quan
-
SẢN PHỤ ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ SINH NON VÀ CÁI KẾT ĐẦY CẢM XÚC
Niềm hạnh phúc vỡ òa khi sản phụ N.T.N.A (23 tuổi, trú tại Quảng Phú, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa) đón chào cặp song sinh đầu tiên của năm tại… -
TẠI SAO PHỤ NỮ CẦN KHÁM PHỤ KHOA ĐỊNH KỲ?
Khám phụ khoa định kỳ vẫn chưa được nhiều phụ nữ quan tâm do tâm lý chủ quan và e ngại. Không ít người chỉ tìm đến bác sĩ khi… -
CHI BỘ 3 ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP LỰC TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN CHO 07 QUẦN CHÚNG ƯU TÚ
Chiều ngày 29/03/2025, chi bộ 3 – Đảng bộ Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho 7 quần chúng ưu tú.… -
CẢNH BÁO BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH VÀ CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
76 tuổi, bà T. (trú tại Yên Định, Thanh Hóa) đã quen với những cơn đau đầu thoáng qua. Thế nhưng, lần này mọi thứ hoàn toàn khác. Cơn chóng…