Vẹo cột sống: Chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Cột sống, hay còn gọi là xương sống, được tạo thành từ những đốt sống nhỏ xếp chồng lên nhau xen kẽ là các đĩa đệm. Một cột sống khỏe mạnh khi nhìn nghiêng sẽ có độ cong tự nhiên. Độ cong này giúp cột sống chịu được trọng lượng khi cơ thể di chuyển.
Khi nhìn từ phía sau, cột sống sẽ là một đường thẳng. Nếu cột sống bị biến dạng, đường cong tự nhiên của cột sống sẽ bị lệch hoặc gây lồi – lõm ở một số chỗ nhất định, biểu hiện qua các bệnh: ưỡn cột sống (lordosis), gù cột sống (kyphosis), và vẹo cột sống (scoliosis).
► Cong vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống là sự cong bất thường của cột sống. Cột sống tự nhiên khi nhìn từ phía bên hông sẽ có một độ cong nhẹ về phía trước và phía sau. Tuy nhiên, khi bị vẹo cột sống, ở góc nhìn trực diện thì cột sống sẽ cong sang trái và phải thành hình chữ C hoặc S.
Hầu hết các trường hợp vẹo cột sống đều nhẹ, không gây triệu chứng đau và không cần điều trị. Tuy nhiên, các trường hợp nặng có thể gây lệch cơ thể và gây đau khi tham gia hoạt động hằng ngày.
Có 2 dạng cong vẹo cột sống:
– Cong cột sống chữ C: Tình trạng cột sống bị vẹo về 1 hướng, tạo thành hình chữ C. Vị trí xảy ra vẹo cột sống chữ C phổ biến là thắt lưng, dưới ngực là lồng ngực.
– Cong cột sống chữ S: Còn được gọi là vẹo cột sống kép, do liên quan đến cả phần lồng ngực ở vị trí lưng và đường cong của thắt lưng. Cong vẹo cột sống chữ S nguy hiểm hơn cong cột sống chữ C, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường cong ngực và đường cong thắt lưng.
► Đối tượng có thể mắc cong vẹo cột sống
Nguy cơ phát triển chứng vẹo cột sống bao gồm những yếu tố sau:
– Có tiền sử gia đình mắc chứng vẹo cột sống. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp vẹo cột sống đều do di truyền.
– Có bệnh lý hoặc chấn thương ảnh hưởng đến cột sống, cơ bắp và dây thần kinh.
► Nguyên nhân gây vẹo cột sống
Nguyên nhân của chứng vẹo cột sống có thể khác nhau, nhưng phổ biến là do các nguyên nhân dưới đây:
– Dị dạng đốt sống trong quá trình phát triển phôi trong bụng mẹ
– Sự thay đổi gen di truyền
– Chấn thương cột sống
– Khối u trên cột sống
– Một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc cơ bắp
– Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì vẹo cột sống đều khó có thể xác định ra được nguyên nhân chính xác (vẹo cột sống vô căn).
► Triệu chứng gây vẹo cột sống
Vẹo cột sống thường không gây ra triệu chứng, nhưng nếu có thì các triệu chứng có thể bao gồm:
– Đau lưng
– Khó khăn trong việc đứng thẳng
– Yếu cơ lõi
– Đau chân, tê bì hoặc yếu cơ ở chân
– Vai không đều
– Xương bả vai nhô ra
– Đầu không cân đối với xương chậu
– Vòng eo không đều
– Hông cao
– Cơ thể nghiêng về một phía
– Chiều dài chân không đều
Thay đổi về da như xuất hiện lúm đồng tiền, mảng tóc, hoặc da đổi màu dọc theo cột sống
Vẹo cột sống trong thời gian dài có thể gây ra:
– Giảm chiều cao
– Cột sống và hông phát triển không đều
► Biến chứng của vẹo cột sống
Nếu không được điều trị, các trường hợp vẹo cột sống ở mức độ nặng có thể gây biến chứng một cách nghiêm trọng, như:
– Cơn đau kéo dài
– Biến dạng cơ thể
– Tổn thương cơ quan nội tạng
– Tổn thương dây thần kinh
– Viêm khớp
– Rò rỉ dịch tủy sống
– Khó thở
► Chẩn đoán cong vẹo cột sống như thế nào?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh vẹo cột sống sau khi thực hiện kiểm tra thể chất, bao gồm tư thế đứng thẳng sau đó cúi người về phía trước để chạm vào ngón chân. Bác sĩ sẽ kiểm tra lưng để xem hình dạng cột sống và cách di chuyển, kết hợp kiểm tra các dây thần kinh bằng cách kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ bắp.
Trước khi bác sĩ đưa ra pháp đồ điều trị, bệnh nhân sẽ được hỏi các câu hỏi sau:
– Lịch sử bệnh lý của người bệnh và lịch sử bệnh lý gia đình.
– Ngày đầu tiên bệnh nhân nhận thấy sự khác thường ở cột sống hoặc ngày được chẩn đoán vẹo cột sống.
– Các triệu chứng (nếu có)
– Bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến ruột, bàng quang hoặc các triệu chứng có thể là dấu hiệu của tổn thương hoặc áp lực dây thần kinh nghiêm trọng do vẹo cột sống gây ra.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh. X-quang được chụp từ phía trước và phía bên sẽ hiển thị hình ảnh đầy đủ của cột sống. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định mức độ vẹo của cột sống và thực hiện các xét nghiệm hình ảnh khác bao gồm MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc CT (chụp cắt lớp vi tính).
► Phương pháp điều trị vẹo cột sống
Nhìn chung, việc điều trị được quyết định dựa trên mức độ nghiêm trọng và nguy cơ làm tăng độ vẹo cột sống mà bệnh nhân mắc phải. Cột sống cong nhẹ, như bị gù lưng do tư thế sai, có thể không cần điều trị. Cột sống cong nhiều hơn có thể cần sử dụng nẹp lưng hoặc phẫu thuật.
1. Điều trị cho chứng ưỡn cột sống (võng lưng) (lordosis) bằng các phương pháp sau
– Thuốc để giảm đau và sưng
– Tập thể dục và vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt
– Đeo nẹp lưng
– Giảm cân
– Phẫu thuật
2. Điều trị cho chứng gù lưng (kyphosis) có thể áp dụng
– Tập thể dục và thuốc chống viêm để giảm đau hoặc khó chịu
– Đeo nẹp lưng
– Phẫu thuật để điều chỉnh độ cong cột sống nghiêm trọng và gù lưng bẩm sinh
– Tập thể dục và vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ bắp
3. Điều trị cho chứng vẹo cột sống (scoliosis)
-Khám tổng quát định kỳ: Nếu cột sống cong ở mức độ nhẹ, có thể kiểm tra định kỳ 4 đến 6 tháng với bác sĩ.
Đeo nẹp: Tùy thuộc vào mức độ cong mà bệnh nhân được áp dụng. Phương pháp này thường được sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên khi độ cong vẹo cột sống được chẩn đoán là biến dạng nặng trong khoảng thời gian xương phát triển.
Phẫu thuật: Nếu độ cong nghiêm trọng và trở nặng hơn có thể cần phải phẫu thuật.
Đeo bột: Trẻ em được gây mê và một lớp bột được đắp từ vai đến thân dưới. Bột sẽ được thay trong khoảng vài tháng đến 3 năm. Phương pháp này thường được dành cho trẻ nhỏ khi độ cong vẹo cột sống được chẩn đoán là biến dạng nặng trong khoảng thời gian xương phát triển.
► Cách phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống
Việc tăng cường và duy trì sự cân bằng ở các cơ hỗ trợ cột sống có thể rất quan trọng trong việc kiểm soát cột sống. Những bệnh liên quan đến hệ thần kinh như bại não hoặc loạn dưỡng cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẹo cột sống. Việc phát hiện và giải quyết các căn bệnh tiềm ẩn này có thể giúp kiểm soát nguy cơ vẹo cột sống.
Bên cạnh đó, việc duy trì dáng đứng và ngồi tư thế đúng là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cột sống. Bàn ghế ngồi học hoặc ngồi làm phải phù hợp với chiều cao của người dùng. Ghế công thái học rất phù hợp trong các hoạt động hàng ngày, nó bao gồm những việc như ngồi đúng cách tại bàn làm việc hoặc sử dụng các thiết bị điện tử. Đồng thời duy trì một tư thế tốt sẽ giúp giảm căng thẳng cho cột sống khá nhiều.
Trường hợp mắc cong vẹo cột sống, các bài tập kéo giãn cơ lưng, cơ bụng sẽ giúp hỗ trợ và duy trì độ cong tự nhiên của cột sống.
Bài viết liên quan
-
WELCOME THE MINISTRY OF HEALTH’S APPRAISAL TEAM TO WORK AT HOP LUC GENERAL HOSPITAL
On the morning of October 26, 2023, the Ministry of Health’s appraisal team came to appraise the implementation of 05 new methods and new techniques in medical examination and treatment… -
Delegation of Thai Binh University of Medicine and Pharmacy visited and worked at Hop Luc Joint Stock Corporation
On the morning of April 7, 2022, the delegation of Thai Binh University of Medicine and Pharmacy led by Assoc. Prof. Dr. Nguyen Duy Cuong – Principal of the school… -
Delegation of Hanoi Medical University branch visited and worked with the Corporation
On the morning of March 28, 2023, a working delegation led by Dr. Cam Ba Thuc – Deputy Director of Hanoi Medical University Branch in Thanh Hoa visited and worked… -
THAI BINH MEDICAL COLLEGE’S DELEGATION VISITS AND WORKS AT HOP LUC JOINT STOCK CORPORATION
On October 16, the delegation of Thai Binh Medical College led by Dr. Nguyen Thi Thu Dung – Member of the 15th National Assembly, Member of the National Assembly’s Social…