CÁCH PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG SAU SINH
Phụ nữ sau khi sinh thường gặp tình trạng loãng xương do những thay đổi lớn trong cơ thể trong suốt quá trình mang thai và sinh nở. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
Tại sao loãng xương thường xảy ra sau sinh?
Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương sau sinh, bao gồm:
- Thai nhi cần lượng canxi lớn để phát triển khung xương, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không cung cấp đủ canxi, cơ thể mẹ sẽ chuyển canxi từ xương của mẹ sang thai nhi.
- Trong thai kỳ, hormone estrogen tăng cao giúp gắn kết canxi vào xương. Tuy nhiên, sau sinh, nồng độ estrogen giảm mạnh, làm tăng nguy cơ loãng xương.
- Mang thai cũng làm thay đổi mật độ xương ở phụ nữ.
- Cơ thể mẹ tăng cường chuyển hóa canxi và vitamin D trong quá trình mang thai và cho con bú, dẫn đến mất một lượng lớn các chất này, làm tăng nguy cơ loãng xương sau sinh.
Dấu hiệu loãng xương sau sinh
Một số dấu hiệu cảnh báo loãng xương sau sinh gồm:
- Đau mỏi cơ, đau nhức xương khớp, nhất là ở vai, lưng, bàn chân.
- Hay bị chuột rút.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, cần thực hiện đo mật độ xương (DEXA). Nếu mật độ xương dưới -2,5, người bệnh đã bị loãng xương và có nguy cơ gãy xương cao.
Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương sau sinh?
Tình trạng loãng xương sau sinh có thể cải thiện sau 6-12 tháng kể từ khi ngừng cho con bú. Nếu không thuyên giảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ có thể kê các loại khoáng chất, canxi, vitamin D để cải thiện tình trạng xương.
Để hạn chế loãng xương sau sinh, phụ nữ cần chú ý:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm giàu canxi như ngũ cốc, bột yến mạch, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, rau xanh, cá, v.v.
- Tránh ăn kiêng quá mức, gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để bổ sung canxi và vitamin D đúng cách trong thời gian mang thai và cho con bú.
- Tập luyện nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, như yoga hoặc bơi lội.
- Tránh làm việc nặng, mang vác quá sức, và duy trì tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh thuốc lá và các chất kích thích trong thời gian mang thai và cho con bú.
Duy trì lối sống lành mạnh không chỉ giúp phòng ngừa loãng xương sau sinh mà còn giúp cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
➥ Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng #comment #inbox hoặc liên hệ 1900.9012 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
-
CẦN CHÚ Ý GÌ KHI XUẤT HIỆN TRIỆU CHỨNG ĐAU NGỰC?
Đau ngực là một trong những triệu chứng phổ biến khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, không phải mọi cơn đau ngực đều là dấu hiệu của bệnh lý… -
Đoàn công tác phân hiệu Đại học Y Hà Nội thăm và làm việc với Tổng Công ty
Sáng ngày 28/03/2023, đoàn công tác do TS.Cầm Bá Thức – Phó Giám đốc Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá làm trưởng đoàn đã có… -
BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỢP LỰC ĐẾN THĂM HỎI, TẶNG QUÀ VÀ CHÚC TẾT BỆNH NHÂN NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025.
Chiều ngày 28/01/2025 (29 Tết), Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà năm mới cho các bệnh nhân đang… -
4 XÉT NGHIỆM CƠ BẢN CHẨN ĐOÁN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã nêu, để xác định một trường hợp mắc đái tháo đường (tiểu đường), cần thực hiện các xét nghiệm quan…