Khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 cần lưu ý gì về giấy chuyển tuyến?

Nếu phải đi khám chữa bệnh BHYT vào thời điểm cuối năm 2023, đầu năm 2024, người bệnh cần chú ý đến điều sau đây.

Để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, BHXH TP HCM vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh BHYT về việc thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Về giấy chuyển tuyến các trường hợp bệnh mãn tính, cần thông báo cho người bệnh BHYT bổ sung giấy chuyển tuyến năm 2024 nếu tiếp tục điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 1/1/2024 theo quy định.

Với những trường hợp bệnh mãn tính giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT được cấp từ sau ngày 25/12/2023 được sử dụng hết năm dương lịch 2024.

Với những trường hợp bệnh mãn tính giấy chuyển tuyến được cấp từ sau ngày 25/12/2023 được sử dụng hết năm dương lịch 2024.

Những trường hợp bệnh mãn tính điều trị ngoại trú có bệnh án (điều trị bệnh ung thư, suy thận mãn phải chạy thận nhân tạo) có giấy chuyển tuyến có giá trị đến hết ngày 31/12/2023 nhưng chưa kết thúc đợt điều trị thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị, nhưng không vượt quá ngày 10/1/2024. Sau đó, bệnh nhân phải bổ sung giấy chuyển tuyến mới cho năm 2024.

Với các trường hợp khám chữa bệnh khác, điều trị các bệnh thông thường, không thuộc danh mục bệnh mãn tính thì sử dụng theo giấy chuyển tuyến hoặc giấy hẹn tái khám theo chỉ định điều trị.

Giấy hẹn tái khám chỉ có giá trị sử dụng 1 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.

Trường hợp các thẻ BHYT có giá trị thẻ đến ngày 31/12/2023 khi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú trong tháng 12 vẫn được kê đơn, cấp thuốc theo chỉ định của bác sĩ và liệu trình điều trị (tối đa 30 ngày đối với bệnh mãn tính).

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện chính sách BHYT tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó tỷ lệ bao phủ của BHYT không ngừng được mở rộng qua các năm.

Hiện tỷ lệ bao phủ BHYT là 92% dân số, quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được đảm bảo và mở rộng, được tiếp cận thêm nhiều thuốc, vật tư y tế tốt, dịch vụ kỹ thuật cao trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT.

 

Trước đó, Bộ Y tế đã có hướng dẫn thực hiện thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT như sau:

Thành phần hố sơ:

– Thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 06 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em dưới 06 tuổi.

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT theo Mẫu TK1-TS.

– Giấy hẹn khám lại.

– Giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT.

– Hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Trình tự thực hiện

– Người tham gia BHYT khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc Căn cước công dân.

Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp… hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

Đối với trẻ em dưới 06 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân trước khi ra viện.

– Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có phải có Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám, chữa bệnh.

– Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh.

– Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Thời hạn giải quyết: Quyết định của Bộ Y tế nêu rõ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT giải quyết ngay sau khi xuất trình thẻ BHYT và thành phần hồ sơ.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch