Mẹ bầu bị đau xương chậu: Phải làm sao đây?

Đối với người phụ nữ, mang thai là một hành trình vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc. Tuy nhiên, họ có thể sẽ phải đối mặt với cơn đau xương chậu – một tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ đã gây ra không ít khó khăn đối với các Mẹ bầu. Mặc dù không gây hại cho thai nhi nhưng nó khiến cho những việc tưởng chừng hết sức bình thường của Mẹ như đi bộ, leo cầu thang, hay trở mình trên giường cũng trở nên vất vả hơn. ​

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau xương chậu của mẹ bầu trong các giai đoạn mang thai: ​

  • Trong ba tháng đầu thai kỳ, đau xương chậu thường là do sự thay đổi sinh lý của cơ thể người mẹ để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tử cung lớn dần sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chằng nặng xương chậu. ​
  • Trong tam cá nguyệt hai, do sự căng giãn của các dây chằng để nâng đỡ tử cung đang lớn dần theo sự phát triển của em bé. Cảm giác có thể đau nhói đột ngột, ngắn ở bụng hoặc hai bên hông và cơn đau có thể gia tăng khi mẹ cử động mạnh. ​
  • Trong tam cá nguyệt thứ ba, đau xương chậu có xu hướng tăng lên do cân nặng thai lớn dần và do sự di chuyển xuống thấp của thai nhi chuẩn bị cho cuộc sanh.   ​

Vậy phải làm thế nào để giảm đau xương chậu trong thai kỳ:

► Mẹ bầu bị đau xương chậu sẽ có biểu hiện như thế nào? ​

  • Đau qua xương mu ở phía trước ở trung tâm, gần ngang với hông.
  • Đau một hoặc cả hai bên lưng dưới.
  • Đau ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu).
  • Đau lan đến đùi.
  • Cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng lách cách ở xương xương chậu.
  • Cơn đau có thể tệ hơn khi Mẹ thực hiện các hoạt động sau:    ​
  • Đi lên hoặc xuống cầu thang.   ​
  • Đứng trên một chân (ví dụ: Khi Mẹ đang mặc quần áo).   ​
  • Trở mình trên giường.   ​
  • Di chuyển hai chân của Mẹ ra xa nhau (ví dụ: Khi Mẹ bầu bước ra khỏi ô tô).​

► Làm sao để giảm đau xương chậu cho mẹ bầu?   ​

  • Hoạt động nhẹ nhàng vừa phải.   ​
  • Nghỉ ngơi ngay khi có thể.   ​
  • Đi giày bệt.   ​
  • Các công việc thường ngày nên thực hiện ở tư thế ngồi (ví dụ: Thay mặc quần áo, ủi đồ,…) ​
  • Giữ đầu gối luôn gần nhau (ví dụ: Cố gắng giữ hai chân cùng di chuyển khi ra vào xe ô tô). ​
  • Ngủ ở tư thế thoải mái (ví dụ: Nằm nghiêng với một chiếc gối ôm giữa hai chân).   ​
  • Thử các cách khác nhau để trở mình trên giường (ví dụ: Xoay người bằng hai đầu gối và ép chặt mông).   ​
  • Bước lên cầu thang từng bậc một.   ​
  • Di chuyển chậm nhưng thường xuyên để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của dây chằng. ​
  • Mang đai hỗ trợ xương chậu dành cho mẹ bầu. ​

► Mẹ bầu nên làm gì để tránh tình trạng đau xương chậu chuyển biến nặng hơn?   ​

  • Nâng hoặc mang vác nặng.   ​
  • Ngồi bắt chéo chân.   ​
  • Ngồi trên sàn nhà hoặc ngồi vặn vẹo.   ​
  • Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.   ​
  • Đứng bằng một chân hoặc đứng không cân.​

Tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, các bác sĩ sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. ​

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch