Phát hiện lợi ích đột phá từ cà phê
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Environmental Research đã phát hiện bã cà phê có thể được dùng để điều chế thuốc ngăn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson.
Mặc dù nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bã cà phê – sau khi trải qua một quá trình xử lý – có thể bảo vệ các tế bào não khỏi bị hư hại do các bệnh thoái hóa thần kinh gây ra, theo trang tin MSN.
Bã cà phê có thể được dùng để điều chế thuốc ngăn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những phát hiện mới này cuối cùng sẽ giúp điều chế loại thuốc có khả năng chống lại các bệnh liên quan thoái hóa thần kinh.
Bệnh Alzheimer và Parkinson là hai căn bệnh hiện chưa có thuốc chữa. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra một loại thuốc đột phá có khả năng ngăn ngừa hai bệnh này.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas (Mỹ) đã tìm ra cách để biến bã cà phê thành thuốc trị bệnh. Thông qua một quá trình xử lý phức tạp, họ đã tạo ra được các hạt nano carbon từ axit caffeic thu được từ bã cà phê.
Kết quả cho thấy loại thuốc này có khả năng bảo vệ tế bào não của người mắc bệnh Alzheimer và Parkinson – gây ra bởi các yếu tố lối sống hoặc môi trường, như béo phì, tuổi tác hoặc tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại, theo MSN.
Hy vọng phát minh ra phương pháp điều trị
Nghiên cứu dựa trên quy trình chiết xuất các hạt nano carbon gốc axit caffeic từ bã cà phê. Các nhà khoa học đã nung các mẫu bã cà phê ở nhiệt độ 200 độ C trong 4 giờ để tạo ra các hợp chất này.
Các thử nghiệm trong ống nghiệm đã chứng minh những chất này có tác dụng bảo vệ thần kinh nhờ khả năng loại bỏ các gốc tự do, và nhiều tác dụng khác.
Kết quả cho thấy phương pháp điều trị này có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson khi ở “giai đoạn rất sớm”, theo MSN.
Người dẫn đầu nghiên cứu, anh Jyotish Kumar, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Texas, cho biết: Hạt nano carbon từ axit caffeic có khả năng đột phá trong điều trị rối loạn thoái hóa thần kinh. Do các phương pháp điều trị hiện tại không giải quyết được bệnh mà chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng. Mục đích của chúng tôi là tìm ra phương pháp chữa trị bằng cách giải quyết các vấn đề nền tảng.
Bài viết liên quan
-
Hơn 66.000 ca mắc, 14 bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết, tuýp virus nào gây bệnh này năm nay?
Bộ Y tế ngày 30/8 cho biết, từ đầu năm đến 25/8 cả nước ghi nhận 66.386 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 14 bệnh nhân tử vong.… -
Bệnh bạch hầu vì sao có thể gây tử vong, cách phát hiện sớm cần biết
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính. Độc tố do bạch hầu tiết ra tác động vào tim và các mô ngoại vi gây nên tình… -
Hội thảo chuyên môn “Medlatec trao đổi và xét nghiệm”
Chiều ngày 25/02/2021, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực tổ chức Hội thảo chuyên môn “Medlatec trao đổi và xét nghiệm” . Tham dự Hội thảo, có sự góp mặt… -
Tết yêu thương – Tết sẻ chia cùng các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
Ngày 24/1/2020 ( 30 Tết), đại diện những tấm lòng thơm thảo, Ông Lê Anh Xuân – Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch UBND Thành phố Thanh Hóa, Ông…