4 BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA TĂNG HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trong cộng đồng, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Mỗi năm, hàng triệu người mất đi do biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp, trong đó có đột quỵ, suy tim và nhồi máu cơ tim. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Tăng huyết áp tại Việt Nam – Báo động đỏ về sức khỏe cộng đồng
Theo thống kê năm 2021, 28,3% người trưởng thành tại Việt Nam mắc tăng huyết áp – một con số đáng báo động. Trước đó, vào năm 2015, khảo sát của Hội Tim mạch học Việt Nam cho thấy:
📌 47,3% người trưởng thành (tương đương 20,8 triệu người) bị tăng huyết áp.
📌 39,1% bệnh nhân (khoảng 8,1 triệu người) không biết mình mắc bệnh.
📌 7,2% (0,9 triệu người) không được điều trị dù đã được chẩn đoán.
📌 69% bệnh nhân chưa kiểm soát tốt huyết áp, dẫn đến nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tăng huyết áp có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
❌ Biến chứng tim mạch: Gây nhồi máu cơ tim, suy tim, suy tim mất bù, rối loạn nhịp tim (rung nhĩ),… dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
❌ Biến chứng não: Nhồi máu não, xuất huyết não, suy giảm trí nhớ, thậm chí gây tai biến mạch máu não.
❌ Biến chứng thận: Dẫn đến suy thận tiến triển, nguy hiểm nhất là suy thận mạn giai đoạn cuối, buộc phải chạy thận hoặc ghép thận.
❌ Tổn thương đáy mắt: Huyết áp cao gây xuất huyết, phù nề võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được kiểm soát tốt.
Tăng huyết áp có thể kiểm soát và phòng ngừa!
Dù là bệnh lý nguy hiểm, nhưng tăng huyết áp hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm.
👉 Khi huyết áp vượt ngưỡng 140/90 mmHg, cần bắt đầu điều trị ngay để hạn chế các biến chứng.
👉 Bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp và kê đơn thuốc giúp kiểm soát huyết áp ở mức tối ưu.
👉 Thay đổi lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng, duy trì cân nặng hợp lý giúp cải thiện huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tăng huyết áp không có triệu chứng rõ ràng, nhưng hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, hãy chủ động kiểm tra huyết áp định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình!
🔰 Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực – Địa chỉ tin cậy trong chăm sóc và điều trị bệnh lý tăng huyết áp!
Bài viết liên quan
-
GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Giãn tĩnh mạch chi dưới (Varicose Veins) là tình trạng tĩnh mạch ở chân bị giãn rộng, phồng to và xoắn lại do suy giảm chức năng van tĩnh mạch… -
LOÃNG XƯƠNG SAU SINH LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ?
Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp tình trạng loãng xương do những thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai và sinh nở. Vậy nguyên nhân do đâu… -
HO KÉO DÀI LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GÌ?
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân kích thích hoặc dị vật. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho… -
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỔ TAY
Viêm bao hoạt dịch cổ tay là tình trạng viêm hoặc kích thích bao hoạt dịch, một cấu trúc chứa dịch giúp giảm ma sát giữa các khớp và gân…