8 THÓI QUEN GÂY HẠI THẬN NHIỀU NGƯỜI MẮC PHẢI
Thận đóng vai trò như một “bộ lọc tự nhiên” của cơ thể, giúp loại bỏ độc tố, duy trì cân bằng nước và điện giải. Tuy nhiên, nhiều thói quen tưởng chừng vô hại trong cuộc sống hằng ngày lại có thể âm thầm làm tổn thương thận, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Bạn có đang mắc phải những thói quen này không?
8 thói quen gây hại cho thận mà bạn nên tránh:
🍺 Lạm dụng rượu bia
Uống quá nhiều rượu (hơn 4 ly/ngày) có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Đặc biệt, nếu vừa uống rượu vừa hút thuốc, nguy cơ này có thể cao gấp 5 lần so với người bình thường.
🪑 Ít vận động, ngồi lâu
Lười vận động khiến tuần hoàn máu kém, ảnh hưởng đến quá trình lọc máu của thận. Tăng cường hoạt động thể chất giúp cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose – hai yếu tố quan trọng để duy trì chức năng thận khỏe mạnh.
💧 Không uống đủ nước
Nước giúp thận đào thải độc tố và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Một người trưởng thành nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì chức năng thận tối ưu.
🧂 Ăn quá nhiều muối
Chế độ ăn giàu muối làm tăng huyết áp, gây áp lực lớn lên thận và làm suy giảm chức năng thận theo thời gian. Hãy giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, thay thế bằng các loại gia vị tự nhiên như thảo mộc để tăng hương vị mà vẫn tốt cho sức khỏe.
🚽 Nhịn tiểu thường xuyên
Nhịn tiểu lâu khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang quá lâu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ sỏi thận, viêm đường tiết niệu, suy thận.
☕ Uống quá nhiều cà phê
Cà phê chứa caffeine có thể làm tăng huyết áp, gây căng thẳng cho thận. Nếu bạn có vấn đề về huyết áp, chỉ nên uống tối đa 2 tách cà phê/ngày và hạn chế cà phê chứa nhiều đường, sữa.
💊 Lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau thường xuyên có thể làm tổn thương thận do thận phải hoạt động quá mức để đào thải các chất chuyển hóa. Hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý lạm dụng.
🍔 Ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ, đồ ngọt
Chế độ ăn giàu đạm động vật và dầu mỡ làm tăng gánh nặng lên thận, khiến quá trình lọc chất thải trở nên khó khăn hơn. Việc tiêu thụ quá nhiều protein cũng làm sản sinh nhiều axit uric – nguyên nhân chính gây sỏi thận.
Khi nào nên đi khám thận?
Bệnh thận giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu gặp các dấu hiệu sau, bạn nên đi kiểm tra ngay:
- Cơ thể mệt mỏi thường xuyên, da xanh xao, phù nhẹ
- Cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi kéo dài
💥 Đừng chờ đến khi thận “kêu cứu”! Hãy bảo vệ sức khỏe thận ngay hôm nay bằng cách:
- Duy trì thói quen uống đủ nước
- Ăn uống khoa học, giảm muối và thực phẩm chế biến sẵn
- Vận động thường xuyên, tránh ngồi lâu
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm các vấn đề về thận
💪🍀 Thận khỏe – Cơ thể mạnh! Hãy bắt đầu thay đổi ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe lâu dài!
Bài viết liên quan
-
NHỮNG VACCINE NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI
Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Khi được tiêm ngừa đầy đủ, cơ… -
TẦM SOÁT SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP.
Bạn đã bao giờ tự hỏi: Lần cuối cùng mình đi khám sức khỏe là khi nào? Có phải từ lần kiểm tra sức khỏe để xin việc nhiều năm… -
CÁCH KIỂM SOÁT VIÊM MŨI XOANG CẤP TÁI PHÁT KHI GIAO MÙA
Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm mũi xoang cấp tái phát. Căn bệnh này… -
GIÃN DÂY CHẰNG: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Giãn dây chằng là gì? Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị kéo giãn quá mức, thường do tác động lực đột ngột, khiến khớp di chuyển vượt…