BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Cơ tim phì đại là một dạng rối loạn cơ tim, làm suy giảm khả năng co bóp và lưu thông máu, từ đó dẫn đến rối loạn nhịp tim. Khi mắc bệnh, các sợi cơ tim phát triển bất thường khiến thành tim dày lên, đặc biệt ở tâm thất trái – khoang bơm máu chính. Đồng thời, khoang bên trong tâm thất trái cũng bị thu hẹp, làm giảm khả năng giãn nở giữa các nhịp đập, ảnh hưởng đến chức năng tim. Hậu quả là người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng điển hình như đau thắt ngực, khó thở, thậm chí trong trường hợp nặng có thể dẫn đến đột tử.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
Cơ tim phì đại chủ yếu là bệnh lý di truyền do đột biến gen, với hơn 13 gen và hơn 900 dạng đột biến được xác định có liên quan. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng hiếm gặp ở trẻ em.
Ở người lớn tuổi, nguyên nhân phổ biến là do tăng huyết áp kéo dài nhưng không được kiểm soát hiệu quả. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
– Tăng huyết áp và hẹp eo động mạch chủ
– Bất thường ở bộ máy dưới van hai lá
– Trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường bẩm sinh
– Hội chứng Noonan, bệnh lý chuyển hóa glycogen, bệnh Friedreich
– Rối loạn oxy hóa acid béo
– Thiếu hụt enzym trong quá trình chuyển hóa năng lượng
Triệu Chứng Của Cơ Tim Phì Đại
Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ hoặc vận động viên thể thao. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm vì không có dấu hiệu rõ ràng, khiến người bệnh có thể sinh hoạt bình thường mà không nhận ra tình trạng của mình. Đáng lưu ý, trong nhiều trường hợp, triệu chứng đầu tiên và cũng là dấu hiệu cuối cùng có thể là đột tử.
Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra một số triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, bao gồm:
– Đau thắt ngực
– Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng
– Khó thở khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc vận động quá mức
– Mệt mỏi, ngất xỉu
Do bệnh khó phát hiện sớm, phần lớn bệnh nhân chỉ được chẩn đoán tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Một số phương pháp giúp phát hiện bệnh bao gồm:
– Khám tim: Nhận diện âm thổi hoặc những âm thanh bất thường
– Siêu âm tim, điện tim (ECG), chụp X-quang, thông tim: Đánh giá áp lực máu trong buồng tim
– Xét nghiệm gen: Dành cho những người có nguy cơ cao hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh
Phương Pháp Chẩn Đoán Và Điều Trị
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình, sau đó chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như:
– Siêu âm tim: Quan sát sự dày lên của cơ tim và mức độ cản trở dòng máu
– Điện tim (ECG): Phát hiện tín hiệu điện bất thường và cảnh báo dấu hiệu phì đại cơ tim
Mặc dù hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh không cần quá lo lắng. Y học hiện đại đã có nhiều phương pháp giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ hay đột tử.
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ có thể đề xuất các phương án điều trị phù hợp như:
– Dùng thuốc: Hỗ trợ kiểm soát nhịp tim và huyết áp
– Thay đổi lối sống: Hạn chế gắng sức, kiểm soát chế độ ăn uống, duy trì sức khỏe tim mạch
Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Máy tạo nhịp, máy phá rung cấy ghép nhằm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim nguy hiểm
Cơ tim phì đại là bệnh lý nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Việc thăm khám định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Bài viết liên quan
-
DƯ ỐI Ở PHỤ NỮ MANG THAI – NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Nước ối là môi trường quan trọng bao bọc thai nhi, giúp cung cấp dưỡng chất, bảo vệ bé khỏi tác động bên ngoài và ngăn ngừa vi khuẩn xâm… -
NHỮNG AI NÊN CHỦ ĐỘNG TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ?
Đột quỵ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Tình trạng này xảy ra khi… -
HẸP ĐỒNG MẠCH THẬN: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Hơn 90% trường hợp hẹp động mạch thận bắt nguồn từ sự tích tụ của các mảng xơ vữa trên thành động mạch. Sự hình thành này gây cản trở… -
BỘ Y TẾ THÔNG TIN VỀ DỊCH BỆNH LẠ Ở CONGO
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), đã ghi nhận 406 trường hợp mắc một căn bệnh…