ĐAU HỌNG KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ
Đau họng là một triệu chứng phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Phần lớn các trường hợp đau họng xuất phát từ nguyên nhân lành tính như cảm lạnh, nhiễm virus hoặc vi khuẩn, có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau họng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như ung thư vùng hầu họng, cần được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây đau họng bao gồm:
🔹 Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Streptococcus (nguyên nhân gây viêm họng hạt).
🔹 Trào ngược dạ dày – thực quản: Dịch axit từ dạ dày trào ngược lên cổ họng gây viêm, rát.
🔹 Dị ứng: Phản ứng với phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật.
🔹 Thời tiết hanh khô: Khiến cổ họng mất độ ẩm, gây khô rát, khó chịu.
🔹 Cảm lạnh, cảm cúm: Thường đi kèm với sổ mũi, nghẹt mũi, ho.
🔹 Khói thuốc, hóa chất độc hại: Kích thích niêm mạc họng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
🔹 Chấn thương vùng họng: Do la hét, nói to, ăn uống đồ nóng, sắc.
🔹 Khối u: Ung thư vòm họng hoặc thanh quản có thể gây đau họng kéo dài.
🔹 Bệnh tuyến giáp: Viêm tuyến giáp, suy giáp có thể dẫn đến sưng viêm họng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp đau họng có thể tự khỏi, nhưng nếu xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra:
⚠️ Đau họng ngày càng nghiêm trọng, kéo dài không thuyên giảm.
⚠️ Cơn đau không giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà.
⚠️ Sốt trên 39°C kéo dài quá 2 ngày.
⚠️ Khó thở, khó nuốt, cảm giác nghẹn trong cổ họng.
⚠️ Tiền sử mắc hen suyễn, bệnh tim, tiểu đường, HIV, đang mang thai – cần đặc biệt lưu ý để tránh biến chứng nguy hiểm.
⚠️ Có triệu chứng của viêm họng mãn tính, đau họng kéo dài, khàn giọng không rõ nguyên nhân.
Cách phòng ngừa đau họng hiệu quả
Để phòng ngừa bị đau họng, mỗi người cần phòng ngừa bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, bệnh trào ngược acid dạ dày, ung thư vòm họng, bằng cách:
✅ Tiêm phòng vaccine: Vaccine cúm giúp ngăn ngừa cảm cúm – nguyên nhân gây viêm họng. Vaccine HPV phòng tránh nguy cơ ung thư vòm họng.
✅ Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh: Mặc ấm, choàng khăn, uống đồ nóng, hạn chế nước đá.
✅ Tránh các yếu tố kích thích: Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
✅ Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở nơi đông người để tránh bụi bẩn, vi khuẩn.
✅ Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng để giảm nguy cơ nhiễm HPV – tác nhân gây ung thư vòm họng.
✅ Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để giữ vệ sinh họng.
✅ Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, chua vì có thể gây kích ứng niêm mạc họng.
✅ Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nội soi tai mũi họng ít nhất 1 lần/năm để tầm soát ung thư vòm họng.
✅ Duy trì chế độ ăn uống khoa học, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, tránh nằm ngay sau khi ăn để phòng trào ngược dạ dày.
✅ Tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.
🔔 Đừng chủ quan với những cơn đau họng kéo dài – hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân và gia đình!
Bài viết liên quan
-
DƯ ỐI Ở PHỤ NỮ MANG THAI – NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Nước ối là môi trường quan trọng bao bọc thai nhi, giúp cung cấp dưỡng chất, bảo vệ bé khỏi tác động bên ngoài và ngăn ngừa vi khuẩn xâm… -
CẢNH BÁO BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH VÀ CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
76 tuổi, bà T. (trú tại Yên Định, Thanh Hóa) đã quen với những cơn đau đầu thoáng qua. Thế nhưng, lần này mọi thứ hoàn toàn khác. Cơn chóng… -
CẨN THẬN CÂN NẶNG TĂNG NHANH VÌ TẾT THẢ PHANH
Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian vui vẻ, sum vầy bên gia đình, nhưng cũng là giai đoạn dễ khiến cân nặng mất kiểm soát. Việc ăn uống thoải… -
HẸP ĐỒNG MẠCH THẬN: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Hơn 90% trường hợp hẹp động mạch thận bắt nguồn từ sự tích tụ của các mảng xơ vữa trên thành động mạch. Sự hình thành này gây cản trở…