Giá
trọn gói
Đăng ký ngay

1. Sự cần thiết phải sàng lọc ung thư dạ dày:

Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ niêm mạc dạ dày, tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Theo thống kê cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) năm 2018, Việt Nam có 17.527 người mắc ung thư dạ dày, 15.065 người chết vì căn bệnh này, đứng thứ ba trong các bệnh ung thư.
Sàng lọc ung thư dạ dày là phát hiện ung thư trước khi nó có bất kì triệu chứng gì, nhờ đó phát hiện được ung thư ở giai đoạn sớm và bệnh được điều trị dễ dàng hơn nhiều so với giai đoạn muộn. Nghiên cứu cho thấy bệnh được phát hiện giai đoạn sớm, khả năng sống thêm sau mổ 5 năm là 80 – 90% nhưng nếu phát hiện khi giai đoạn muộn thì khả năng sống thêm sau mổ 5 năm chỉ còn 10 -15%..
Trên 80% bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không có biểu hiện lâm sàng hoặc triệu chứng bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

 

2. Cần sàng lọc ung thư dạ dày khi gặp các triệu chứng sau

  • Cảm giác khó chịu bụng nhẹ như buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng
  • Khó nuốt do khối u liên quan đến phần trên của dạ dày, gần thực quản
  • Cảm giác đầy bụng sau khi dùng một lượng nhỏ thức ăn
  • Các triệu chứng sau đây có thể cho thấy bệnh tiến triển: Mệt mỏi, giảm cân, thiếu máu thiếu sắt, mất máu- nôn ra máu hoặc chất giống bã café hoặc đại tiện phân đen, buồn nôn và nôn- triệu chứng muộn do sự tắc nghẽn lưu thông dạ dày do ung thư tiến triển.

3. Phòng ngừa bệnh ung thư thực quản

Để phòng ngừa ung thư thực quản hiệu quả, trước hết cần hạn chế các nguy cơ gây bệnh với các biện pháp sau:

  • Hạn chế tối đa việc lạm dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, thuốc lá
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Với những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ… cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh

Đăng ký dịch vụ

Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay