MÁCH BẠN: 4 NGUYÊN TẮC PHÒNG VIÊM PHỔI MÙA LẠNH
Khi thời tiết chuyển lạnh, các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus và vi khuẩn, có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm phổi.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng những người cao tuổi, trẻ nhỏ và những ai có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ mắc và có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn.
Viêm phổi có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, virus, nấm, thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Ai có nguy cơ cao mắc viêm phổi?
Viêm phổi là bệnh lý dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt là trong môi trường khép kín hoặc khi tiếp xúc gần với người bệnh. Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và dễ gặp biến chứng nặng gồm:
🔹 Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 65 tuổi
🔹 Người có bệnh lý nền: tim mạch, đái tháo đường, gan, hen suyễn,…
🔹 Người thường xuyên mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm thanh quản
🔹 Người bị suy giảm miễn dịch: người ghép tạng, mắc HIV/AIDS, ung thư đang điều trị
🔹 Người hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
🔹 Bệnh nhân nằm viện lâu ngày hoặc đang thở máy
👉 Nếu thuộc nhóm nguy cơ trên, bạn cần đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe.
4 CÁCH PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI HIỆU QUẢ TRONG MÙA LẠNH
1️⃣ Giữ ấm cơ thể đúng cách
- Khi ra ngoài vào sáng sớm và tối muộn, cần mặc đủ ấm, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực, bàn chân, bàn tay và đầu.
- Sử dụng khẩu trang, khăn quàng, găng tay, mũ len khi ra đường để tránh gió lạnh.
- Uống nước ấm, tránh sử dụng đồ uống lạnh để giữ nhiệt cho cơ thể.
2️⃣ Chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường sức đề kháng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, phòng ngừa viêm phổi. Hãy đảm bảo:
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin & khoáng chất.
- Bổ sung rau củ và trái cây giàu vitamin C, A, E như cam, bưởi, xoài, đu đủ, cà rốt, súp lơ xanh,…
- Tăng cường thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá basa để hỗ trợ sức khỏe hô hấp.
- Dùng các gia vị kháng viêm tự nhiên như tỏi, gừng, nghệ, rau thơm để tăng sức đề kháng.
- Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày) để hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn.
3️⃣ Tiêm vaccine phòng bệnh
❄️ Mùa lạnh là thời điểm dễ bùng phát các bệnh cúm, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí gây bội nhiễm nếu mắc đồng thời nhiều bệnh lý nhiễm trùng.
💉 Để bảo vệ cơ thể, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm phòng vaccine để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng hô hấp phổ biến như:
- Vaccine cúm mùa
- Vaccine phế cầu khuẩn (phòng viêm phổi do phế cầu)
- Vaccine sởi, ho gà, bạch hầu
👉 Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền và suy giảm miễn dịch nên chủ động tiêm phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
4️⃣ Vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng.
- Giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh để môi trường ẩm mốc – nơi vi khuẩn, virus phát triển mạnh.
- Hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi, cảm cúm để tránh nguy cơ lây nhiễm.
💡 LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA
Viêm phổi có thể diễn tiến nặng và nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bên cạnh việc phòng bệnh chủ động, nếu có các triệu chứng bất thường như ho kéo dài, sốt cao, khó thở, đau tức ngực, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
👉 Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị viêm phổi hiệu quả.
Bài viết liên quan
-
Phẫu thuật nội soi mũi xoang KHÔNG ĐẶT BẤC – Giải pháp an toàn, nhanh hồi phục cho bệnh nhân viêm xoang mạn tính
So với phương pháp truyền thống phải đặt bấc cầm máu trong khoang mũi, gây khó chịu, khó thở và nhiều bất tiện sau phẫu thuật, thì kỹ thuật nội… -
HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ TRONG THAI KỲ
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ mà theo ước tính của các chuyên gia, có thể ảnh hưởng đến khoảng 26% phụ nữ mang… -
NGUY CƠ ÁP XE THẬN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Áp xe thận là một biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy thận, nhiễm trùng huyết hoặc vỡ ổ áp xe gây viêm phúc mạc, đe… -
HÀNH TRÌNH 14 NĂM KIÊN CƯỜNG CHIẾN ĐẤU VỚI BỆNH SUY THẬN MẠN
Suy thận mạn giai đoạn 5 là chặng cuối của bệnh thận mạn tính, khi chức năng lọc của thận suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn dưới 15% so với…