MẸ BẦU ĐAU LƯNG KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ?
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 50-80% phụ nữ mang thai. Đối với một số mẹ bầu, cơn đau chỉ thoáng qua, nhưng nhiều trường hợp kéo dài dai dẳng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Theo các chuyên gia khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, triệu chứng đau lưng thường xuất hiện rõ rệt từ tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Những thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Các dạng đau lưng phổ biến khi mang thai gồm:
- Đau thắt lưng.
- Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu.
- Đau lưng về đêm.
Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai
Những thay đổi trong cơ thể khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ đau lưng, bao gồm:
- Căng cơ lưng và dây chằng
Đây là nguyên nhân chính gây đau lưng. Khi thai nhi phát triển, tử cung ngày càng lớn, làm tăng trọng lượng ở vùng bụng. Để giữ thăng bằng, mẹ bầu có xu hướng ngả người về sau, khiến cơ lưng phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến nhức mỏi, co cứng và đau lưng, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ.
- Suy yếu cơ bụng
Cơ bụng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cột sống. Khi mang thai, các cơ này bị kéo giãn và suy yếu, làm tăng áp lực lên vùng lưng, đặc biệt khi vận động hoặc tập thể dục.
- Thay đổi hormone
Hormone relaxin được tiết ra trong thai kỳ giúp nới lỏng dây chằng và khớp vùng xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, sự thay đổi này khiến khớp kém ổn định, làm tăng nguy cơ đau lưng.
- Tăng cân
Cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh trong thai kỳ, đặc biệt ở vùng bụng, khiến cột sống chịu áp lực lớn hơn. Điều này không chỉ gây căng thẳng cho lưng mà còn làm thay đổi trọng tâm cơ thể, buộc mẹ bầu phải điều chỉnh tư thế, dẫn đến đau mỏi.
- Căng thẳng và mệt mỏi
Giai đoạn mang thai không chỉ là thử thách về thể chất mà còn về tinh thần. Căng thẳng, lo lắng có thể làm tăng sự căng cứng cơ bắp, đặc biệt là vùng lưng, khiến mẹ bầu dễ bị đau nhức.
Cách giảm đau lưng khi mang thai
- Tập thể dục nhẹ nhàng
Những bài tập như yoga, bơi lội hoặc đi bộ nhẹ giúp thư giãn cơ lưng, tăng cường sự linh hoạt của cơ thể. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn bài tập phù hợp.
- Duy trì tư thế đúng
- Khi đứng: Giữ thẳng lưng, tránh ngả về sau quá mức.
- Khi ngồi: Sử dụng ghế có tựa lưng, kê một chiếc gối nhỏ sau lưng để hỗ trợ cột sống. Hạn chế ngồi lâu, nên thay đổi tư thế thường xuyên.
- Với mẹ bầu làm công việc văn phòng, nên đứng dậy đi lại sau mỗi 30-60 phút.
- Sử dụng đai đỡ bụng
Đai hỗ trợ giúp giảm áp lực lên lưng, nâng đỡ bụng bầu và mang lại cảm giác thoải mái hơn.
- Massage và chườm ấm
Xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm ấm lên vùng lưng có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu nên nhờ đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin giúp xương và cơ chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ đau lưng. Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu dưỡng chất và kiểm soát cân nặng hợp lý để tránh tăng cân quá mức.
Khi nào mẹ bầu cần đi khám bác sĩ?
Mẹ bầu nên đến cơ sở y tế ngay nếu ngoài đau lưng còn xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt cao, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, hoặc xuất huyết âm đạo (có thể là dấu hiệu sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu).
- Cơn đau lưng dữ dội hoặc kéo dài hơn hai tuần.
- Đau lưng kèm theo tê bì chân, yếu cơ hoặc mất kiểm soát tiểu tiện.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu nên thăm khám với bác sĩ sản khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Bài viết liên quan
-
KHI NÀO NÊN SIÊU ÂM TIM? LƯU Ý NHỮNG DẤU HIỆU QUAN TRỌNG!
Siêu âm tim là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, an toàn và hoàn toàn không gây đau. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể… -
CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC (ACL): NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến nhất, có thể ở dạng bong gân hoặc đứt hoàn toàn. Những vận… -
Phẫu thuật nội soi mũi xoang KHÔNG ĐẶT BẤC – Giải pháp an toàn, nhanh hồi phục cho bệnh nhân viêm xoang mạn tính
So với phương pháp truyền thống phải đặt bấc cầm máu trong khoang mũi, gây khó chịu, khó thở và nhiều bất tiện sau phẫu thuật, thì kỹ thuật nội… -
GIẢM TÌNH TRẠNG HEN SUYỄN BẰNG GỪNG: PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN HIỆU QUẢ
Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính khiến đường thở bị viêm, thu hẹp, dẫn đến tình trạng khó thở. Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa,…