NGUY CƠ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH KHI THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH

Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, sức khỏe của chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém, người cao tuổi và những ai có tiền sử bệnh tim mạch. Việc bảo vệ sức khỏe trong những ngày đông lạnh sắp tới là vô cùng quan trọng để hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch.

Đột quỵ tim và các biến chứng tim mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa lạnh là giai đoạn dễ làm tăng nguy cơ này, đặc biệt với người cao tuổi hoặc những ai có nguy cơ cao như suy tim, từng phẫu thuật tim, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá kéo dài…

Nguyên nhân gây biến chứng tim mạch khi thời tiết chuyển lạnh

Khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sẽ phản ứng để duy trì thân nhiệt bằng cách co mạch máu, làm tăng sức cản mạch máu và khiến tim phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, thời tiết lạnh khiến cơ thể ít ra mồ hôi, làm tăng lượng máu trong tuần hoàn, từ đó làm tăng huyết áp. Đặc biệt, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (như khi bước ra ngoài từ phòng ấm, tắm rửa nước lạnh…) có thể gây co mạch cấp tính, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Đáng chú ý, tình trạng này không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà đang ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm có lối sống ít vận động, hút thuốc lá, hoặc có bệnh lý nền.

Cách bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa biến chứng tim mạch khi trời lạnh

Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch trong thời tiết lạnh, người cao tuổi và những đối tượng có nguy cơ cao cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm soát huyết áp: Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng.
  • Giữ ấm cơ thể: Mặc đủ ấm, đội mũ, đeo găng tay, đi tất chân, giữ ấm cổ và vùng ngực khi ra ngoài trời lạnh.
  • Chú ý khi tắm: Tắm trong phòng kín gió, dùng nước ấm, tránh tắm quá lâu hoặc tắm khuya.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Khi thức dậy, nên ngồi dậy từ từ trước khi ra khỏi giường; không đứng lên quá nhanh sau khi ngồi lâu.
  • Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh: Đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm khi nền nhiệt xuống thấp.
  • Ăn uống khoa học: Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa. Hạn chế thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung vitamin từ rau củ quả, đặc biệt là vitamin C để tăng cường đề kháng.
  • Bổ sung tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: Những người có nguy cơ cao như xơ vữa động mạch, thiếu máu não, bệnh mạch vành có thể bổ sung tinh dầu thông đỏ mỗi ngày để giúp hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm nguy cơ đột quỵ.

Dấu hiệu cảnh báo biến chứng tim mạch cần nhập viện ngay

Những người có vấn đề về tim mạch cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu cảnh báo sau. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất:

  • Đau thắt ngực: Cảm giác nặng nề, bóp nghẹn ở vùng ngực, lan ra vai, cánh tay.
  • Khó thở, tim đập nhanh: Đổ mồ hôi lạnh, cảm giác hồi hộp, tim đập bất thường.
  • Hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn: Có thể kèm theo ngất xỉu.
  • Rối loạn vận động và nhận thức: Khó nói, nói chậm, lưỡi bị tê cứng, mất kiểm soát động tác.

Nếu bạn hoặc người thân gặp phải những triệu chứng này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ biến chứng.

👉 Ngoài ra, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như thường xuyên đau đầu, mất ngủ, tê yếu tay chân, cholesterol cao, huyết áp không ổn định…, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để phát hiện sớm và phòng tránh nguy cơ đột quỵ. Sự chủ động chăm sóc sức khỏe là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những rủi ro không mong muốn!

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay