NHỮNG AI NÊN CHỦ ĐỘNG TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ?
Đột quỵ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Tình trạng này xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn, khiến tế bào não tổn thương. Việc nhận diện các yếu tố nguy cơ và chủ động phòng ngừa là vô cùng quan trọng.
Theo Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca đột quỵ, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.
Vào thời tiết lạnh, cơ thể tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi. Bên cạnh đó sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ làm mạch máu thắt lại, bị biến dạng dẫn đến tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ nên tầm soát định kỳ
🔹 Người mắc bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì, ít vận động.
🔹 Người sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu.
🔹 Người có tiền sử gia đình: Nếu có bố mẹ, anh chị em ruột bị đột quỵ, đặc biệt ở độ tuổi sớm (nam <55 tuổi, nữ <60 tuổi), nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
🔹 Người bị rối loạn nhịp tim hoặc suy tim nặng chưa được tầm soát và điều trị tốt.
🔹 Người cao tuổi, vì nguy cơ đột quỵ tăng dần theo độ tuổi.
🔹 Những người chưa từng kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiềm ẩn nhiều bệnh lý tim mạch mà không có triệu chứng giai đoạn đầu.
🔹 Người có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua: Đột ngột bị liệt nhẹ, tê yếu nửa người, nói đớ, nhìn mờ nhưng hồi phục trong vòng 24 giờ. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ rất cao.
Tầm soát đột quỵ bằng công nghệ hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
🔬Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thần kinh nhiều năm kinh nghiệm giúp điều trị hiệu quả, giảm thiểu di chứng và chi phí cho người bệnh. Hệ thống thiết bị tiên tiến: MRI, CT, DSA, X-quang, MRA hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán sớm và can thiệp cấp cứu kịp thời.
🔔Hãy chủ động tầm soát sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ đột quỵ!
Bài viết liên quan
-
LÀM SAO ĐỂ BIẾT BỊ THIẾU MÁU CƠ TIM?
Thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Bệnh có thể tiến… -
CÁC DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ
Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) là một bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Các dấu hiệu điển… -
BỆNH VẢY NẾN CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
Bệnh vảy nến (psoriasis) là một bệnh lý mãn tính do rối loạn hệ miễn dịch, khiến da phát triển quá nhanh. Bình thường, các tế bào da cần khoảng… -
MÁCH BẠN: 4 NGUYÊN TẮC PHÒNG VIÊM PHỔI MÙA LẠNH
Khi thời tiết chuyển lạnh, các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus và vi khuẩn, có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm gia tăng nguy…