NHỮNG VACCINE NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI
Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Khi được tiêm ngừa đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể, giúp bảo vệ thai nhi ngay từ trong bụng mẹ và những tháng đầu đời.
💉 Lợi ích của tiêm phòng trước khi mang thai
Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, khiến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao. Nếu không được tiêm phòng, một số bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc dị tật thai nhi.
Bên cạnh đó, khi mẹ được tiêm phòng, kháng thể sẽ được truyền sang con thông qua nhau thai và sữa mẹ, giúp bé có khả năng miễn dịch với một số bệnh nguy hiểm ngay từ khi chào đời. Đây là lá chắn bảo vệ bé trong giai đoạn đầu đời khi hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện.
Với những lợi ích trên, phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tìm hiểu và tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cần thiết để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho một thai kỳ an toàn.
📌 Các loại vaccine nên tiêm trước khi mang thai
1️⃣ Vaccine phòng Rubella
- Nếu mẹ bầu nhiễm Rubella trong thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh về não, tim, mắt, tai hoặc thậm chí sảy thai, sinh non.
- Thời điểm tiêm: Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
2️⃣ Vaccine phòng Sởi
- Phụ nữ mang thai mắc sởi có nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi.
- Thời điểm tiêm: Trước khi mang thai 3 tháng.
3️⃣ Vaccine phòng Quai bị
- Nhiễm quai bị trong thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc sinh non.
- Thời điểm tiêm: Trước khi mang thai 3 tháng.
🔹 Lưu ý: Hiện có vaccine 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella) rất hiệu quả, giúp chị em chỉ cần tiêm một mũi duy nhất để phòng ngừa ba bệnh nguy hiểm này.
4️⃣ Vaccine phòng Thủy đậu
- Nếu mẹ mắc thủy đậu trong thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, đầu nhỏ, bại não, co cứng tay chân.
- Thời điểm tiêm: Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
5️⃣ Vaccine phòng Cúm
- Phụ nữ mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao bị biến chứng nặng khi nhiễm cúm, có thể dẫn đến dị tật thai nhi (tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch), sảy thai hoặc sinh non.
- Thời điểm tiêm: Trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
- Vaccine cúm cần tiêm nhắc lại hàng năm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.
🔍 Lưu ý quan trọng khi tiêm phòng trước thai kỳ
- Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai, tuy nhiên đây không phải quy định bắt buộc.
- Nếu không tiêm phòng trước khi mang thai, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh trong thai kỳ, dẫn đến dị tật bẩm sinh, biến chứng nguy hiểm hoặc ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.
- Trong trường hợp đã mang thai nhưng chưa tiêm phòng, mẹ bầu có thể bổ sung một số vaccine trong thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
👉 Hãy lên kế hoạch tiêm ngừa đầy đủ trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhất!
Bài viết liên quan
-
NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỞI
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cực kỳ cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sởi có… -
CẦN NHỊN ĂN BAO LÂU TRƯỚC KHI NỘI SOI DẠ DÀY
Nội soi dạ dày (nội soi tiêu hóa) là phương pháp tiên tiến giúp bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng, từ… -
LÝ DO BẤT NGỜ KHIẾN NGƯỜI TRẺ BỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Thoái hóa cột sống vốn thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, nhưng hiện nay, nhiều bệnh nhân dưới 30 đã mắc phải căn bệnh này. Thực tế cho… -
HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG: GIAO TIẾP LẤY NGƯỜI BỆNH LÀM TRUNG TÂM TRONG CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
Nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử và y đức của đội ngũ nhân viên y tế, hướng tới gia tăng sự hài lòng của người bệnh trong…