NUỐT ĐAU, NUỐT KHÓ CẢNH GIÁC VỚI UNG THƯ THỰC QUẢN
Ung thư thực quản là một trong những loại ung thư phổ biến, thường khó nhận biết ở giai đoạn sớm do các triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Điều này khiến nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã bước vào giai đoạn muộn, làm giảm hiệu quả điều trị.
Theo chuyên gia y tế biết biết, ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không có biểu hiện hay triệu chứng dễ nhận biết. Tuy nhiên khi khối u phát triển, có thể xuất hiện các biểu hiện ung thư thực quản như:
🛑 Nuốt vướng, nuốt nghẹn
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác vướng nhẹ khi nuốt thức ăn rắn. Khi bệnh tiến triển, triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn: đau khi nuốt, khó nuốt ngay cả với thức ăn mềm hoặc nước. Nếu khối u lớn gây nghẹn nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nôn ra thức ăn ngay sau khi ăn.
🛑 Sụt cân không rõ nguyên nhân
Việc ăn uống khó khăn làm giảm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể, dẫn đến sụt cân nhanh chóng, suy nhược và kiệt sức.
🛑 Phân đen bất thường
Máu chảy từ khối u thực quản đi qua hệ tiêu hóa có thể làm phân có màu đen sậm như bã cà phê. Tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi.
🛑 Khàn tiếng kéo dài
Xảy ra khi khối u xâm lấn vào dây thần kinh quặt ngược thanh quản, ảnh hưởng đến hoạt động của dây thanh. Khàn tiếng dai dẳng, không cải thiện dù dùng thuốc kháng viêm.
🛑 Khó tiêu, ợ hơi, ợ chua
Người bệnh có thể gặp cảm giác đau tức vùng thượng vị, nóng rát sau xương ức kèm theo ợ hơi, ợ chua. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng thời, đặc biệt tệ hơn sau khi ăn.
🛑 Tăng tiết nước bọt
Do thực quản bị tắc nghẽn bởi khối u, thức ăn không trôi xuống dạ dày, khiến nước bọt tích tụ nhiều hơn, buộc người bệnh phải thường xuyên nhổ nước bọt.
🛑 Nôn ói
Khi tình trạng nuốt nghẹn trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể nôn ngay trong bữa ăn hoặc sau khi ăn. Dịch nôn thường là thức ăn chưa tiêu hóa, không có dịch vị dạ dày, đôi khi lẫn máu.
🛑 Mệt mỏi
Người bệnh có thể cảm thấy cơ thể suy kiệt, thiếu sức sống do suy dinh dưỡng và thiếu máu.
Lời khuyên của chuyên gia
👉Để chẩn đoán ung thư thực quản, trước hết bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để có chẩn đoán ban đầu và đánh giá toàn thể tình trạng của người bệnh. Để chẩn đoán xác định cần dựa vào nội soi và sinh thiết tổn thương để có kết quả về mô bệnh học, tế bào. Hiện nay công nghệ nội soi có nhiều tiến bộ như nội soi phóng đại, nhuộm mầu ánh sáng giải tần hẹp và phần mềm trí tuệ nhân tạo có thể chẩn đoán ung thư rất sớm ở lớp bề mặt niêm mạc. Các xét nghiệm để chẩn đoán giai đoạn bệnh là chụp cắt lớp vi tính, PET/CT…để lựa chọn phương pháp điều trị.
👉Việc điều trị ung thư thực quản phụ thuộc vào loại, vị trí, mức độ tổn thương và giai đoạn ung thư, cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các phương điều trị chính cho ung thư thực quản là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.
👉Khi ung thư thực quản ở giai đoạn muộn và có di căn xa, điều trị tùy vào tổn thương di căn, kết hợp nhiều phương pháp cùng với điều trị triệu chứng, dinh dưỡng cho người bệnh.
👉Việc thăm khám định kỳ, đặc biệt là sau tuổi 40 cũng là một biện pháp quan trọng đối với phòng ngừa ung thư thực quản. Các khuyến cáo cho thấy những người từ 40 tuổi trở lên hoặc có yếu tố nguy cơ nên tầm soát ung thư thực quản để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ có thể phát triển thành ung thư. Việc phát hiện ung thư thực quản ở giai đoạn sớm sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị và cải thiện cuộc sống cho người bệnh.
Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nếu chủ động tầm soát và thăm khám định kỳ. Lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm dấu hiệu bất thường và duy trì lối sống lành mạnh chính là chìa khóa bảo vệ sức khỏe của bạn.
Bài viết liên quan
-
TIỂU BUỐT, TIỂU RA MÁU – DẤU HIỆU BỆNH GÌ?
Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 5-8 lần mỗi ngày. Nếu số lần đi tiểu ít hơn 5 lần, kèm theo các triệu chứng như tiểu… -
Phẫu thuật nội soi mũi xoang KHÔNG ĐẶT BẤC – Giải pháp an toàn, nhanh hồi phục cho bệnh nhân viêm xoang mạn tính
So với phương pháp truyền thống phải đặt bấc cầm máu trong khoang mũi, gây khó chịu, khó thở và nhiều bất tiện sau phẫu thuật, thì kỹ thuật nội… -
TINH HOÀN BÊN CAO, BÊN THẤP CÓ BỊ VÔ SINH KHÔNG?
Tinh hoàn có cấu trúc đặc biệt và được treo bên trong bìu. Thông thường, tinh hoàn trái thường nằm thấp hơn tinh hoàn phải một chút để giúp cân… -
NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỞI
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cực kỳ cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sởi có…