TIỀN SẢN GIẬT – HỘI CHỨNG HELLP: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TRONG THAI KỲ
Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây là một rối loạn hiếm gặp liên quan đến gan và máu, với các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ, gây khó khăn cho việc chẩn đoán sớm.
Tên gọi HELLP là viết tắt của ba bất thường chính:
✔️ H (Hemolysis) – Thiếu máu tán huyết
✔️ EL (Elevated Liver enzymes) – Tăng men gan
✔️ LP (Low Platelet count) – Giảm tiểu cầu
Hội chứng HELLP được xem là một dạng tiền sản giật nặng, thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ ba nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn hoặc thậm chí sau khi sinh. Theo thống kê, khoảng 10 – 20% phụ nữ mắc tiền sản giật có nguy cơ tiến triển thành hội chứng HELLP.
Triệu chứng của hội chứng HELLP
Các dấu hiệu của hội chứng HELLP có thể khác nhau ở từng trường hợp, nhưng phổ biến nhất bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài
- Đau hạ sườn phải, đặc biệt là vùng bụng trên
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau đầu dữ dội
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện:
- Phù nề, đặc biệt ở tay, chân hoặc mặt
- Tăng cân nhanh chóng và bất thường
- Rối loạn thị giác
- Đau vai
- Đau khi hít thở sâu
Yếu tố nguy cơ của hội chứng HELLP
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng HELLP vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, tiền sản giật được xem là yếu tố nguy cơ lớn nhất. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Phụ nữ trên 30 tuổi
- Người da trắng
- Thừa cân, béo phì
- Đã từng mang thai trước đó
- Tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận
- Huyết áp cao
- Có tiền sử tiền sản giật
Chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán hội chứng HELLP, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tiểu cầu và hồng cầu
- Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá men gan và phát hiện protein bất thường
- Chụp MRI nhằm xác định tình trạng chảy máu trong gan
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và thời điểm dự sinh của thai phụ.
Phòng ngừa và theo dõi sức khỏe thai kỳ
Hiện chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với hội chứng HELLP. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Quan trọng nhất là thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, giúp kiểm soát nguy cơ tiền sản giật và hội chứng HELLP.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi sát sao và tư vấn chi tiết cho từng trường hợp, giúp mẹ bầu có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.
Bài viết liên quan
-
SINH HOẠT KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: AN TOÀN BỆNH VIỆN VÀ TAI BIẾN Y KHOA
Chiều ngày 13/12/2024, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực tổ chức chương trình sinh hoạt khoa học với chuyên đề “An toàn bệnh viện và tai biến y khoa”. Buổi… -
BÍ QUYẾT DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG DỊP TẾT
Tết Nguyên Đán là dịp sum họp gia đình, quây quần bên mâm cỗ với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Tuy nhiên, với người bị tiểu đường, đây… -
CẢNH BÁO! NHỒI MÁU CƠ TIM VÌ ĂN NHẬU NGÀY TẾT
Tết Nguyên Đán là dịp sum vầy bên gia đình, bạn bè và tận hưởng những bữa tiệc vui vẻ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm gia tăng đáng… -
PHẪU THUẬT KHẨN, CẮT KHỐI LỒNG RUỘT NON BỊ THẮT CHẶT GÂY THIẾU MÁU HOẠI TỬ RUỘT, CỨU SỐNG BỆNH NHÂN CAO TUỔI
Bệnh nhân B.V.K, sinh năm 1959, quê tại Hậu Lộc, Thanh Hóa, nhập viện trong tình trạng chướng bụng, đau quặn vùng thượng vị. Qua thăm khám lâm sàng, các…