VIÊM GÂN LÀ TÌNH TRẠNG NHƯ THẾ NÀO ?

Viêm gân là tình trạng tổn thương gân hoặc bao gân dẫn đến đau, sưng và hạn chế cử động khớp. Viêm gân phổ biến những vận động viên thể thao hay những người chơi thể thao thường xuyên. Đa số tình trạng viêm gân có thể điều trị hiệu quả và hồi phục nhanh chóng bằng cách kết hợp sử dụng thuốc, nghỉ ngơi hợp lý và vật lý trị liệu.

Nguyên nhân gây viêm gân

Cho đến hiện nay vẫn chưa xác định một cách rõ ràng nguyên nhân dẫn đến viêm gân. Tuy nhiên, tình trạng viêm gân thường xảy ra ở các vận động viên thể thao, những người làm việc nặng và người từ độ tuổi trung niên trở lên,… do các yếu tố sau:

  • Tập luyện và hoạt động quá sức sẽ làm cho gân bị tổn thương.
  • Tập thể thao không đúng động tác, co cơ quá mức, đột ngột thay đổi tư thế, vận động sai tư thế.
  • Chấn thương mạnh hoặc chấn thương lặp đi lặp lại làm căng gân, rách gân, đứt gân
  • Những người ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi xuất hiện tình trạng viêm gân do mạch máu nuôi gân bị giảm và còn có thể do các vi chấn thương lặp đi lặp lại, thường xảy ra ở khớp vai, khớp khuỷu, gân gót chân và gan bàn chân.
  • Thoái hóa tại gân hoặc lắng đọng canxi trong gân kéo dài nhiều năm dẫn đến viêm gân mãn tính.
  • Người mắc các bệnh hệ thống sẽ tăng nguy cơ bị viêm gân, hay gặp nhất là trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, xơ cứng bì hệ thống, bệnh gút và bệnh đái tháo đường.
  • Ở người trẻ tuổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn lậu, đặc biệt là phụ nữ, có thể gây viêm bao gân cấp tính di trú.

Các triệu chứng của tình trạng viêm gân bao gồm:

– Đau tại vị trí các gân bị viêm với tính chất đau liên tục cả ngày và đêm khu trú tại một vị trí, ít khi lan xa, đau tăng lên khi ấn, khi vận động, nhất là vận động chủ động và vận động đối kháng. Sờ dọc theo gân bị viêm gây ra đau với các mức độ khác nhau.

– Mô mềm xung quanh vùng bị viêm gân sẽ đau, nóng đỏ và sưng nề, có tụ dịch.

– Trong bệnh xơ cứng bì hệ thống, bao gân vẫn có thể khô nhưng các gân trong bao gân sẽ cọ sát vào nhau khi vận động. Dấu hiệu này có thể được phát hiện bằng cách sờ vào bao gân.

– Nếu viêm gân do vi khuẩn lậu, ngoài các triệu chứng trên thì bệnh nhân còn có thể nóng sốt, phát ban ngoài da, tăng tiết dịch âm đạo hoặc dương vật.

Các Bác sĩ Bệnh Viện Đa Khoa Hợp Lực có khuyên cáo

– Hạn chế những hoạt động làm gân bị căng thẳng quá mức, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu cảm thấy đau khi tập, người bệnh cần dừng lại để nghỉ ngơi, tránh tập vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

– Kết hợp những bài tập tăng sự linh hoạt và khả năng chịu đựng của gân. Bạn có thể tập xen kẽ giữa những bài tập như đạp xe, chạy bộ hay bơi lội.

– Cần cải thiện kỹ thuật nhằm tránh kỹ thuật xấu ảnh hưởng tới gân. Bạn có thể trao đổi với huấn luyện viên trước khi bắt đầu tập.

– Luôn khởi động trước khi tập luyện để tăng phạm vi chuyển động của khớp, giảm nguy cơ chấn thương khi thực hiện những động tác lặp lại.

– Áp dụng tư thế đúng tại nơi làm việc như điều chỉnh màn hình máy tính, ghế, bàn phím phù hợp, tránh gây căng thẳng cho gân và khớp

➥ Thông tin chi tiết xin vui lòng #comment #inbox hoặc liên hệ 1900.9012 để được tư vấn.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay