THỜI TIẾT TRỞ LẠNH LÀM TĂNG NGUY CƠ NHỒI MÁU CƠ TIM
Theo các chuyên gia y tế, khi nhiệt độ giảm, huyết áp và nhịp tim có xu hướng tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim có thể tăng lên đến 21%, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh tim mạch.
❗ Nhồi máu cơ tim xảy ra khi nào?
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tình trạng này xảy ra khi các mảng xơ vữa bám vào thành mạch máu bị bong ra, làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Khi đó, tiểu cầu trong máu bị kích hoạt, tập trung tại vị trí tổn thương, dẫn đến hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch. Lưu lượng máu nuôi tim bị gián đoạn, khiến cơ tim bị thiếu oxy, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
📌 Ai có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim?
Trước đây, nhồi máu cơ tim chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt phổ biến hơn ở nam giới. Những nhóm có nguy cơ cao bao gồm:
- Người bị tăng huyết áp nhưng không điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ.
- Người thừa cân, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá thường xuyên.
- Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tổn thương mạch máu cao hơn.
- Người thường xuyên căng thẳng, stress, làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Người có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc gia đình có người mắc bệnh tim mạch.
🚨 Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim thường có những triệu chứng điển hình sau:
- Đau thắt ngực: Cảm giác tức nặng, bóp nghẹt ở ngực, đặc biệt là bên trái hoặc sau xương ức.
- Cơn đau lan rộng: Đau có thể lan đến cổ, hàm, vai, cánh tay.
- Khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn.
- Cơn đau kéo dài trên 30 phút, thường xuất hiện sau khi gắng sức hoặc căng thẳng.
⚠ Lưu ý: Nhồi máu cơ tim dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhiều người chủ quan bỏ qua triệu chứng cảnh báo, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức hoặc gọi cấp cứu 115. Việc trì hoãn có thể khiến tim bị hoại tử nhiều hơn, dẫn đến suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.
⛑ Sơ cứu khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Nếu phát hiện người có dấu hiệu nhồi máu cơ tim, hãy thực hiện các bước sau:
- Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.
- Giữ bình tĩnh, hướng dẫn người bệnh ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái.
- Nới lỏng quần áo để giúp dễ thở hơn.
- Nếu người bệnh có thuốc nitrate (nitroglycerin) hoặc aspirin theo đơn bác sĩ, có thể hỗ trợ sử dụng theo hướng dẫn.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (nhịp thở, mạch đập) cho đến khi xe cấp cứu đến
❄ Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim khi trời lạnh
Thời tiết lạnh khiến cơ thể tiết nhiều catecholamin, gây co mạch, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế hoặc không ra ngoài khi trời lạnh vào lúc quá khuya hoặc sáng sớm
- Không tắm sau 9 giờ tối.
- Giữ ấm cơ thể không để bị nhiễm lạnh bằng cách mặc ấm ngay cả khi ở trong nhà và lúc ra ngoài. Dùng khăn hoặc mặc áo cao cổ để giữ ấm cổ, mang tất chân, tất tay. Nếu ra đường nên đeo khẩu trang để hạn chế việc hít phải không khí lạnh hoặc các loại virus cúm.
- Hạn chế căng thẳng, stress trong công việc hoặc cuộc sống hàng ngày. Nên dành thời gian để bản thân thư giãn hoặc nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá khuya, làm việc gắng sức. Mỗi ngày nên ngủ đủ từ 7-8 tiếng.
- Lựa chọn chế độ ăn nhạt, hạn chế ăn các loại mỡ nội tạng, đồ ăn nhiều chất béo, nhiều cholesterol. Nên bỏ rượu bia, thuốc lá và ăn nhiều rau củ quả, trái cây.
- Với những người mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần và nên khám trước khi bước vào mùa lạnh để sớm phát hiện các nguy cơ.
- Với người thừa cân, béo phì cần giảm cân, kiểm soát mỡ máu và duy trì BMI hợp lý.
👉Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc, thiết bị thế hệ mới nhất (MRI, CT, DSA, X-quang, MRA…) giúp tầm soát, chẩn đoán và can thiệp cấp cứu, điều trị đột quỵ hiệu quả cao, giảm chi phí cho người bệnh.
Bài viết liên quan
-
GIẢM TÌNH TRẠNG HEN SUYỄN BẰNG GỪNG: PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN HIỆU QUẢ
Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính khiến đường thở bị viêm, thu hẹp, dẫn đến tình trạng khó thở. Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa,… -
HÀNH TRÌNH 14 NĂM KIÊN CƯỜNG CHIẾN ĐẤU VỚI BỆNH SUY THẬN MẠN
Suy thận mạn giai đoạn 5 là chặng cuối của bệnh thận mạn tính, khi chức năng lọc của thận suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn dưới 15% so với… -
CẦN LÀM GÌ KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM?
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất cứ lúc nào do tiêu thụ thực phẩm nhiễm khuẩn, hư hỏng hoặc chứa độc tố nguy hại. Các triệu chứng… -
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỢP LỰC NHẬN BẰNG KHEN CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH VÌ ĐÃ CÓ THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU, XUẤT SẮC TRONG NGÀNH Y TẾ
Chiều ngày 21/02/2025, Sở Y tế Thanh Hóa tổ chức chương trình tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025) và 80…