Bị hắt hơi sổ mũi nên làm gì?

Hắt hơi sổ mũi tuy không gây nguy hiểm về mặt sức khỏe nhưng lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở người lớn? Bị hắt hơi sổ mũi cần làm gì?

Hắt hơi sổ mũi là bệnh gì?
Nhiều người thường nhầm tưởng hắt hơi sổ mũi là bệnh lý và tìm thuốc trị hắt hơi sổ mũi. Thế nhưng hắt hơi sổ mũi không phải là bệnh lý mà là triệu chứng của các bệnh lý vùng tai mũi họng và hô hấp.

Hắt hơi sổ mũi có thể gặp ở một số bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus… Bệnh nhân có thể có hắt hơi sổ mũi kèm theo đau họng, sốt, nghẹt mũi, ho…

Hắt hơi sổ mũi uống gì?
Hắt hơi sổ mũi không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để điều trị hắt hơi sổ mũi có thể sử dụng các biện pháp tại nhà như:

– Nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm.

– Dùng một số loại thảo dược như lá húng chanh, mật ong chanh/quất.

– Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài vào trời lạnh.

– Hắt hơi sổ mũi cũng có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch bị suy giảm. Do vậy có thể bổ sung một số loại thực phẩm, vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, uống đủ nước.

– Đối với triệu chứng hắt hơi sổ mũi do bệnh lý cần có biện pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, ở một số người, triệu chứng hắt hơi sổ mũi rất trầm trọng và xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, môi trường ô nhiễm nhiều bụi mịn. Lúc này người bệnh nên sử dụng một số loại thuốc đặc trị như thuốc kháng histamin và một số loại thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch, có chứa corticoid.

Hắt hơi sổ mũi có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về tai mũi họng hoặc hô hấp

Thế nhưng, hầu hết các thuốc điều trị hắt hơi sổ mũi đều có chứa corticoid, chất gây co mạch, histamin… đây đều là những loại thuốc nằm trong danh mục kê đơn, việc sử dụng thuốc và liều lượng bắt buộc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh không được tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị hắt hơi sổ mũi vì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Thay vào đó, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi. Ví dụ như việc hắt hơi sổ mũi do dị ứng thì cần tìm ra dị nguyên như bụi nhà, lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá… và loại bỏ các dị nguyên.

Người bị hắt hơi sổ mũi cũng nên lưu ý một số triệu chứng bất thường đi kèm như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, khó thở, đau đầu, người đau nhức… Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về hô hấp cần thăm khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch