Chất bổ sung nào tốt nhất cho người bị viêm đau khớp?

Mặc dù các phương pháp điều trị viêm đau khớp có thể khác nhau tùy theo từng loại bệnh cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng có nhiều cách giúp kiểm soát và giảm viêm đau khớp, bao gồm dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung…

Viêm khớp là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp hoặc mô liên kết xung quanh khớp. Có hơn 100 loại bệnh viêm khớp, trong đó viêm xương khớp là loại phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến sụn khớp, xuất hiện khi các mô trong khớp bị phá vỡ theo thời gian và thường xảy ra nhất ở tay, hông và đầu gối.

Các triệu chứng của viêm khớp khác nhau tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể, nhưng các triệu chứng phổ biến ở hầu hết các loại viêm khớp thường bao gồm cứng khớp, sưng và đau khớp…

Viêm khớp không phải là một bệnh riêng lẻ mà có thể là triệu chứng của một tình trạng khác xuất phát từ một nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như hệ tiêu hóa, tim, da, mắt hoặc thận…

Ví dụ, trong viêm khớp dạng thấp (RA), hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm khớp chứ không phải là một vấn đề cụ thể ở khớp. Việc điều trị có thể tập trung vào miễn dịch hơn là điều trị trực tiếp tại khớp. Một số bằng chứng cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có thể giúp loại bỏ hoặc giảm mức độ viêm được tạo ra liên quan đến RA.

Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có thể hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và những người có chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và thực phẩm chống viêm có thể ít bị đau do viêm khớp hơn. Thực phẩm có chứa men vi sinh, chẳng hạn như sữa chua, kefir và kim chi, cũng có thể giúp góp phần tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải – bao gồm một lượng lớn trái cây, rau, cá, hạt và quả hạch và một lượng vừa phải sữa, trứng, thịt gia cầm, rượu vang đỏ và dầu ô liu – có thể giúp giảm đau do viêm khớp nhờ đặc tính chống viêm của nó.

1. Các chất bổ sung tốt nhất cho người bệnh viêm đau khớp
Đối với những người không muốn tuân thủ một loại chế độ ăn kiêng cụ thể, việc bổ sung một số chất nhất định vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng viêm đau khớp.

2.1 Axit béo không bão hòa đơn giúp giảm viêm đau khớp
Nghiên cứu cho thấy, axit béo không bão hòa đơn có lợi ích chống viêm, giảm sưng, đau… liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Một thìa dầu ô liu chứa khoảng 10 gam axit béo không bão hòa đơn, và đây là một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp loại axit béo này.

Để kết hợp dầu ô liu vào chế độ ăn uống hàng ngày, nên tiêu thụ ít nhất hai muỗng canh mỗi ngày, dưới dạng nước sốt salad, nước chấm bánh mì hoặc thay thế bơ trong các công thức nấu ăn.

Đối với những người quan tâm đến việc bổ sung axit béo không bão hòa đơn, nên dùng 2 đến 4 muỗng canh mỗi ngày, hoặc 20 đến 40 gram.

2.2 Vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và duy trì sức mạnh của xương. Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Một nghiên cứu năm 2012 về Những tiến bộ trị liệu trong Nội tiết và Chuyển hóa đã quan sát thấy rằng, bệnh viêm khớp dạng thấp dường như phổ biến hơn ở những người tham gia bị thiếu vitamin D. Sự thiếu hụt vitamin D trong chế độ ăn uống của một người, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp đầu gối.

Bổ sung vitamin D có thể có lợi cho việc ngăn ngừa loãng xương và giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Dạng vitamin D tốt nhất là lấy từ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, vitamin D có trong thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng và các sản phẩm được bổ sung vitamin D (chẳng hạn như nước cam và các sản phẩm từ sữa). Những người cần bổ sung vitamin D có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung theo chỉ định của chuyên gia y tế.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị, chế độ ăn uống bổ sung 600IU vitamin D mỗi ngày. Đối với người lớn tuổi, NIH đề xuất bổ sung từ 400 IU – 800 IU cho người lớn tuổi.

Trong nhiều trường hợp, lượng vitamin D cao hơn có thể an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi tăng liều vitamin D.

2.3 Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 giúp tạo ra các hormone điều chỉnh tình trạng viêm trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấym axit béo omega-3 có thể giúp kiểm soát phản ứng tự miễn dịch và giảm sưng, đau khớp ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi hoặc cá thu là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Nên tiêu thụ hai khẩu phần 100 gam cá béo, mỗi tuần và bổ sung hạt lanh, hạt chia và quả óc chó để có thêm omega-3 từ thực vật.

Khi tiêu thụ omega-3 ở dạng bổ sung, nên bắt đầu với 1- 2 gam mỗi ngày. Học viện Y khoa Quốc Hoa Kỳ khuyến nghị 1,6 gam đối với nam giới trưởng thành và 1,1 gam đối với nữ giới trưởng thành.

2.4. Chất xơ
Chất xơ là một loại carbohydrate thường được tìm thấy nhiều nhất trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây và rau quả… giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, bình thường hóa nhu động ruột và giảm mức cholesterol. Những người có chế độ ăn nhiều chất xơ có lượng protein phản ứng C thấp hơn (một dấu hiệu viêm thường liên quan đến viêm khớp dạng thấp).
Ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đậu lăng… là những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất xơ. Chúng giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn đường ruột giống như men vi sinh trong hệ tiêu hóa.

Các loại chất xơ khác nhau giúp vi khuẩn phát triển và tăng trưởng về mặt đa dạng và tổng số quần thể. Điều này có thể làm giảm lượng hợp chất gây viêm trong cơ thể. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị 38 gam chất xơ cho nam giới trưởng thành và 25 gam cho nữ giới.

2.5. Tinh bột nghệ
Curcumin là thành phần hoạt chất trong củ nghệ, có thể làm giảm cơn đau viêm khớp. Nghiên cứu cũng cho thấy chất curcumin có lợi cho việc kiểm soát cơn đau và chức năng khớp ở những người bị viêm xương khớp đầu gối.

Tuy nhiên, để có đủ lượng chất curcumin mang lại lợi ích cho sức khỏe, một người cần tiêu thụ rất nhiều nghệ. Thay vào đó, có thể dùng bổ sung chất curcumin.

3. Cần chú ý gì khi mua thuốc bổ sung chữa viêm đau khớp
Khi xem xét một loại thực phẩm bổ sung để hỗ trợ điều trị chứng viêm đau khớp, điều quan trọng là phải hiểu nguồn gốc của loại thực phẩm bổ sung đó, nước xuất xứ và cách nó được sản xuất. Người dùng nên tìm mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Ngoài ra, không bổ sung với liều lượng lớn hoặc liều lượng vượt quá 100% giá trị khuyến nghị hàng ngày.

Các chất bổ sung này chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thay thế phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu chuẩn cho các loại viêm khớp khác nhau. Tốt nhất là bạn nên ăn uống đầy đủ và lấy các chất dinh dưỡng này từ thực phẩm.

 

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch