Đường máu cao ảnh hưởng thế nào đến thận?

Tình trạng đường máu cao kéo dài, không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh đái tháo đường như biến chứng thận, tim mạch, mắt…

Cứ 3-5 người bệnh đái tháo đường thì sẽ có 1 người mắc bệnh thận. Biến chứng thận là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý suy thận, bệnh thận mạn tính.

Biến chứng đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đường được chia làm 2 nhóm:

– Biến chứng mạn tính: thường do kiểm soát đường máu không tốt gây nên. Đây là những biến chứng về lâu dài và có thể có tiến triển dần.

– Biến chứng cấp tính thường gặp như hôn mê toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu.

Với người bệnh đái tháo đường, khi phát hiện mắc bệnh thường đã ở tình trạng tăng đường huyết xảy ra trong khoảng từ 3-7 năm. Có khoảng 50% bệnh nhân tại thời điểm phát hiện ra bệnh đã có biến chứng. Do thời gian mắc đái tháo đường càng dài, đường máu không được kiểm soát dễ gây nên các biến chứng mạn tính.
Biến chứng thận đái tháo đường
Với các bệnh nhân mắc đái tháo đường lâu năm, lượng đường máu trong cơ thể tăng cao, không được kiểm soát sẽ khiến tình trạng mức lọc của thận giảm thường gây nguy cơ suy thận hoặc gây ra các biến chứng khác như đái ra protein niệu.

Bên cạnh đó, việc không kiểm soát tốt đường máu thường dễ gây tình trạng xơ xứng và xơ hóa các mạch máu nhỏ dẫn tới tổn thương cầu thận.

Hơn nữa, các biến chứng thận thường diễn biến âm thầm và ít có triệu chứng. Tuy nhiên có thể phát hiện sớm biến chứng thận dựa trên các xét nghiệm. Do vậy, người bệnh đái tháo đường cần thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm biến chứng thận, tránh để xảy ra tình trạng suy thận. Bởi nếu suy thận, người bệnh cần điều trị bằng các phương pháp như lọc máu, lọc màng bụng hoặc thay thế thận rất tốn kém và ảnh hưởng sức khỏe.

Phòng ngừa biến chứng thận ở người bệnh đái tháo đường
Bên cạnh biến chứng thận, người bệnh đái tháo đường nếu để xảy ra tình trạng đường máu cao kéo dài, không kiểm soát tốt có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: biến chứng mắt, biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, biến chứng chi dưới…
Biến chứng thận và các biến chứng khác của đái tháo đường có thể phòng ngừa được nhờ kiểm soát tốt đường máu và hạn chế các yếu tốt nguy cơ.

Để phòng ngừa biến chứng thận người bệnh đái tháo đường cần lưu ý:

– Giữ mức đường máu đạt mục tiêu (mức <7 mmol/l lúc đói và < 10 mmol/l sau ăn 2 giờ).

– Làm xét nghiệm HbA1C ít nhất 2 lần/năm.

– Theo dõi huyết áp thường xuyên và giữ huyết áp đạt mục tiêu < 130/80 mmHg.

– Giữ mỡ máu đạt mục tiêu.

– Có chế độ ăn nhạt, hạn chế muối. Bổ sung nhiều rau xanh và lựa chọn các loại trái cây ít ngọt.

– Duy trì luyện tập thể dục đều đặn. Nếu người bệnh đái tháo đường bị thừa cân, béo phì cần phải giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.

– Thận là cơ quan thải độc của cơ thể, do vậy người bệnh cần tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý bỏ thuốc hoặc dùng thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây nguy hiểm cho thận.

– Người bệnh nên để ý tới tình trạng nước tiểu của bản thân. Việc kiểm tra nước tiểu định kỳ giúp phát hiện sớm trong nước tiểu có protein, albumin nhằm phát hiện sớm các biến chứng.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch