Lưu ý giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết Giáp Thìn

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán không thể thiếu được những món ăn chứa nhiều chất đạm, đồ ngọt cùng với rượu bia. Làm thế nào để có sức khỏe tốt? Mời bạn đọc lắng nghe những chia sẻ từ các chuyên gia tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực trong bài viết dưới đây.

Các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong ngày Tết
Các loại thực phẩm ngày càng đa dạng, chính vì vậy, chúng ta thường bị mất cân bằng về chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết. Các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch là những bệnh thường xảy ra trong ngày Tết.

Các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch là bệnh thường mắc phải ngày Tết

Bệnh về tiêu hóa thường gặp như các rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày cấp, viêm đại tràng cấp…; thậm chí có thể có các bệnh nặng hơn như viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa- đây là những vấn đề nghiêm trọng. Bệnh về đường tim mạch có thể là những cơn tăng huyết áp cấp, suy tim cấp, bệnh mạch vành cơn đau thắt ngực nguyên nhân do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Còn bệnh lý về hô hấp có thể gặp các bệnh về viêm phế quản, viêm phổi… Đặc biệt, ở trẻ nhỏ còn mắc các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp.

Những đối tượng nào cần lưu ý bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết
Có nhiều đối tượng người bệnh cần lưu ý về vấn đề sức khỏe trong dịp Tết, gồm 5 nhóm đối tượng cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe như:

– Người bệnh có bệnh lý về tim mạch;

– Người bệnh có bệnh lý về nội tiết;

– Người bệnh có bệnh lý đường hô hấp;

– Người bệnh có bệnh lý đường tiêu hóa;

– Bệnh Nhi có bệnh lý đường hô hấp.

Cách chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi, người có nhiều bệnh nền

Đối với những người lớn tuổi có bệnh nền hoặc những người lớn tuổi không có bệnh nền đều phải chú ý giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết. Trong những ngày có nhiệt độ thấp, trời rét đậm, rét hại, người lớn tuổi không nên dậy sớm và hạn chế ra ngoài để tránh không khí, hơi sương độc hại làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đặc biệt, cần kiểm soát đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của người lớn tuổi sao cho không xuất hiện các cơn tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn tiền đình bất thường, nghiêm trọng hơn là đột quỵ.

Chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe trong dịp Tết
Ngày Tết, cơ thể chúng ta nạp nhiều dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm đa dạng và rất dễ xảy ra hiện tượng bội thực; tất cả các đối tượng từ người trẻ đến người già cần có chế độ ăn uống khoa học để giữ gìn sức khỏe.

– Người mắc các bệnh về tim mạch cần chú ý đến chế độ ăn mặn, ăn mỡ, trứng…

– Người bị bệnh tiểu đường, nội tiết chú ý đến chế độ ăn ngọt, tinh bột…

– Người bị bệnh đường tiêu hóa hạn chế ăn chất chua cay, rượu bia…

– Người bị đường hô hấp hạn chế ăn đồ tanh, các đồ dễ kích thích đường hô hấp, tránh các khu vực khói bụi.

Đặc biệt, với trẻ nhỏ, ba mẹ cần cho con ăn thức ăn hợp vệ sinh, tránh ăn các đồ ăn đường phố, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo sức khỏe của trẻ trong ngày Tết.

Các loại thực phẩm chức năng cần bổ sung
Những món ăn trong ngày Tết nhiều đạm, thịt, chất béo có thể khiến cơ thể bị quá tải, khó chịu, đầy hơi… Vì vậy, việc bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hóa trong ngày Tết sẽ góp phần quan trọng cải thiện tình trạng này. Để cơ thể hồi phục nhanh, hệ tiêu hóa không phải làm việc “quá sức”, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin D, sắt, kẽm… Thực phẩm chức năng hỗ trợ thải độc gan sau khi uống nhiều rượu bia, men tiêu hóa hỗ trợ đường tiêu hóa.

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán không thể thiếu được những món ăn chứa nhiều chất đạm, đồ ngọt cùng với rượu bia. Làm thế nào để có sức khỏe tốt?
Cùng chuyên gia tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực chia sẻ về các đối tượng cần lưu ý bảo vệ sức khỏe và những loại thuốc nên dự trữ trong ngày tết dưới đây.

Những đối tượng nào cần lưu ý bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết

Có nhiều đối tượng người bệnh cần lưu ý về vấn đề sức khỏe trong dịp Tết, gồm 5 nhóm đối tượng cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe như:

– Người bệnh có bệnh lý về tim mạch;

– Người bệnh có bệnh lý về nội tiết;

– Người bệnh có bệnh lý đường hô hấp;

– Người bệnh có bệnh lý đường tiêu hóa;

– Bệnh Nhi có bệnh lý đường hô hấp.

Những loại thuốc nên dự trữ trong nhà ngày Tết

  1. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc hạ sốt nên được để sẵn trong nhà, kể cả khi trẻ không ốm vì trẻ em có thể nóng sốt bất kỳ lúc nào. Có thể chọn một trong hai loại paracetamol hoặc ibuprofen…

  1. Thuốc cảm cúm

Thời tiết những ngày Tết có thể thay đổi thất thường, nên trẻ dễ mắc các bệnh cảm cúm. Do đó, cần mua dự trữ một vài loại thuốc cảm cúm thông thường như decolgen, tiffy…

Lưu ý, những thuốc này có khả năng kết hợp với paracetamol nên cần đọc kỹ thành phần thuốc để tránh quá liều thuốc paracetamol.

  1. Các thuốc trị bệnh mạn tính

Với những trẻ có bệnh mạn tính, cần trữ đủ thuốc trị bệnh trong những ngày nghỉ Tết, tránh để trẻ bị thiếu thuốc làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Có thể trữ một loại kháng sinh được bác sĩ mà con bạn hay thăm khám khuyên dùng.

Nên nhớ luôn lưu số điện thoại bác sĩ nhi khoa của con bạn. Trong những tình huống cấp bách bạn sẽ cần lời khuyên của họ. Bác sĩ nhi khoa của con bạn sẽ nắm rõ lịch sử bệnh của bé và sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Nên trữ những thuốc chữa bệnh mạn tính cho trẻ.

  1. Thuốc dị ứng

Trong những ngày này thời tiết thay đổi, ăn nhiều loại thức ăn cùng lúc… có thể làm gia tăng tình trạng dị ứng. Do đó, nên giữ thuốc dị ứng cho trẻ trong tủ thuốc để có thể làm giảm nhanh chóng các tình trạng mẩn ngứa, nổi mày đay…

  1. Thuốc ho

Có thể trữ một vài thuốc ho không kê đơn thông thường như mật ong, tinh dầu bạc hà… vừa có tác dụng trị ho, vừa sát khuẩn đường hô hấp. Những loại thuốc này có thể dùng cho trẻ em trên 30 tháng trở lên.

Lưu ý, với thuốc dextromethrophan có thể điều trị ho khan nhưng chỉ dùng dạng viên cho trẻ em trên 12 tuổi và dạng siro cho trẻ trên 2 tuổi.

  1. Chất bổ sung nước và điện giải oresol

Oresol là dung dịch bù nước điện giải thông dụng, phòng khi trẻ bị tiêu chảy hay nôn mất nước có thể có sẵn dùng ngay. Lưu ý, mua loại oresol gói chứ không mua hoại oresol đóng chai như chai nước ngọt.

  1. Nước muối sinh lý

Nên trữ vài lọ nước muối sinh lý 0,9 % để vệ sinh mắt, mũi sau khi đi ngoài đường về. Có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng, súc họng, hoặc rửa vết thương ngoài da…

  1. Cặp nhiệt độ

Đây là vật dụng cần thiết trong tủ thuốc của gia đình. Việc kiểm tra nhiệt độ có thể giúp phát hiện sớm khi nhiệt độ cơ thể tăng cao để sử dụng thuốc kịp thời, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

  1. Vật dụng y tế khác

Cần dự trữ bông, băng dính y tế, cồn 70 độ, cồn iodin, oxy già, gạc y tế, miếng dán ugo… phòng khi trẻ bị chầy xước ngoài da hoặc vết thương chảy máu ít.

Lưu ý, nếu trẻ vừa qua 1 đợt bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị hãy chắc chắn rằng bé được tái khám với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên phù hợp nhất.

Lời khuyên từ bác sĩ để giữ gìn sức khỏe ngày Tết hiệu quả

Để có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình, chúng ta cần chú ý đến chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng như dinh dưỡng cân bằng, hợp lý để giữ gìn sức khỏe như:

– Ăn uống hợp lý, lành mạnh;
– Không uống quá nhiều rượu, bia;
– Tập thể dục hàng ngày;
– Ăn sáng đầy đủ
– Uống đủ nước.
Nhất là đối với những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận, tăng huyết áp, mỡ máu cao… càng cần chú ý đến vấn đề ăn uống trong dịp Tết để tránh tình trạng bệnh trở nặng, có thể gây nguy hiểm.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch