Lưu ý khi dùng axit boric trị viêm âm đạo

Axit boric điều trị viêm âm đạo từ lâu đã được sử dụng rất rộng rãi. Nhưng có rất nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả. Hiểu được vấn đề đó, bệnh viện đa khoa Hợp Lực sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc về axit boric trong bài viết dưới đây.

1. Tác dụng của viên đặt âm đạo axit boric

Trong nhiều thập kỷ, viên đặt âm đạo axit boric như một phương pháp điều trị thay thế trong điều trị viêm âm đạo tái phát do nấm. Theo nghiên cứu, axit boric có hiệu quả trong việc điều trị bệnh nấm Candida âm đạo tái phát. Axit boric hoạt động bằng cách hạn chế sự phát triển của chủng Candida albicans và Candida glabrata đã trở nên kháng với điều trị bằng thuốc thông thường.

Viên đặt âm đạo axit boric có thể đặc biệt hữu ích cho những người mà các triệu chứng nhiễm nấm Candida âm đạo không cải thiện sau một đợt điều trị thông thường kéo dài.

Axit boric là một liệu pháp vững chắc để điều trị viêm âm đạo tái phát do nấm khi kết hợp với thuốc chống nấm theo toa. Ngoài ra, axit boric cũng có hiệu quả trong điều trị viêm âm đạo tái phát do vi khuẩn khi dùng cùng với thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, axit boric có thể gây một số tác dụng phụ: Gây kích ứng nghiêm trọng và bạn tình có thể bị kích ứng da.

2. Lưu ý khi dùng axit boric trị viêm âm đạo

– Thuốc chỉ dùng đặt âm đạo, không dùng bằng đường uống.
– Với phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không nên sử dụng viên đặt âm đạo axit boric, bởi thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

– Sử dụng axit boric điều trị nấm Candida quá liều có thể gây tổn thương thận, suy hệ tuần hoàn cấp tính hoặc tử vong.

Cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng axit boric nếu có:

– Bệnh đái tháo đường.

– Nhiễm trùng thường xuyên.

– HIV/AIDS, vấn đề về hệ thống miễn dịch

– Có phản ứng bất thường hoặc dị ứng với axit boric, các loại thuốc, thực phẩm, thuốc nhuộm hoặc chất bảo quản khác.

– Phụ nữ đang cho con bú.

3. Có nên dùng axit boric vệ sinh âm đạo?

Hệ vi khuẩn trong âm đạo là hệ cân bằng giúp bảo vệ âm đạo khỏi mầm bệnh từ môi trường. Âm đạo thường sẽ tiết ra dịch và có mùi nhẹ, có thể thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.

Âm đạo của mỗi người đều có mùi hương riêng, đó là điều hoàn toàn bình thường. Việc làm sạch âm đạo bằng mọi cách đều đe dọa sự cân bằng đó và có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, viêm âm đạo và tổn thương âm đạo. Nước rửa axit boric hoặc các sản phẩm tẩy rửa khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

4. Làm thế nào để giảm mùi âm đạo, phòng ngừa viêm âm đạo?

Mùi âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng bàng quang hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiếm gặp hơn, đó có thể là dấu hiệu của ung thư âm đạo hoặc cổ tử cung.

Khi có các triệu chứng bất thường ở âm đạo, như ngứa, tiết dịch nhiều hoặc có mùi bất thường. Cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách điều trị. Nếu không được điều trị, có thể gây một số bệnh nguy hiểm như viêm vùng chậu (PID) hoặc vô sinh.

Để vùng kín sạch sẽ, nên thực hiện:
– Giữ vệ sinh sạch sẽ: Nên sử dụng dung dịch vệ sinh và nước ấm để làm sạch âm đạo. Nếu bị ra mồ hôi nhiều  nên tắm và mặc trang phục khô ráo, sạch sẽ càng sớm càng tốt. Bởi quần áo ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

– Mặc quần áo nhẹ, thoáng khí: Tránh mặc quần áo quá chật (như quần lót lọt khe). Nên chọn quần lót bằng chất liệu cotton, thoáng khí.

– Uống đủ nước: Mất nước có thể làm cho nước tiểu đặc biệt và có mùi khó chịu. Phụ nữ nên uống khoảng 2,5 lít nước/mỗi ngày.

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ để giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những bệnh này có thể phá vỡ sự cân bằng độ pH của âm đạo và gây ra mùi hôi.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch