Người mắc lupus ban đỏ có phẫu thuật thẩm mỹ được không?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn mạn tính có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận của cơ thể. Vậy người mắc lupus ban đỏ có phẫu thuật thẩm mỹ được không? Liệu có xảy ra biến chứng?

Hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ được rất nhiều chị em ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được việc này bởi trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh nền, các bác sĩ phải hết sức cân nhắc, tránh để bệnh nhân gặp phải biến chứng không đáng có.

Một số bệnh lý nền nguy hiểm khi phẫu thuật thẩm mỹ như các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen… Những người mắc các bệnh về chuyển hoá như gout, đái tháo đường khó kiểm soát gây khó lành vết mổ. Người bị suy chức năng gan, xơ gan cổ chướng, suy thận lọc máu, người thiếu máu, rối loạn các yếu tố đông máu, hoặc người phải duy trì thuốc chống đông kéo dài…

Bệnh lupus ban đỏ cũng là một trong những bệnh lý nền hết sức nguy hiểm, có thể trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng người thực hiện phẫu thuật nếu xảy ra biến chứng.

Bệnh lupus ban đỏ. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia y tế cho biết, “Lupus ban đỏ hệ thống (hay gọi tắt là bệnh lupus) là một bệnh tự miễn mạn tính có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận của cơ thể. Đây là loại bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch, thường là giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật, tự tấn công các mô của chính mình. Cuộc tấn công này sẽ gây viêm và dẫn đến tổn thương mô vĩnh viễn trong một số trường hợp.

Lupus có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nặng như: Ban đỏ cánh bướm, viêm thận lupus, viêm tuỷ ngang, hội chứng Raynaud co thắt mạch chi thể, thiếu máu huyết tán tự miễn, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm đa cơ,… đều là những biến chứng hết sức nguy hiểm”

Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn được bệnh lupus ban đỏ cũng như các căn bệnh tự miễn khác, song điều trị sớm và tích cực vẫn giúp người bệnh kiểm soát tốt. Khi kiểm soát được triệu chứng, bệnh nhân vẫn có sức khỏe và cuộc sống bình thường.

Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý các triệu chứng lupus ban đỏ nghiêm trọng ở tim, phổi, thận và các cơ quan khác có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Cũng theo bác sĩ, lupus ban đỏ có thể xác định bằng mắt thường dựa trên các triệu chứng ở các cơ quan. Chẳng hạn, ở da có nổi ban đỏ hình cánh bướm, nốt ban dạng đĩa ở vùng ngón tay, bàn tay, rụng tóc, vàng tóc, gãy tóc, loét niêm mạc, sưng đau khớp, rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, lupus ban đỏ cũng có thể được phát hiện dựa trên các xét nghiệm máu, đó là khi các kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng chuỗi kép (anti-dsDNA) ANA dương tính > 1:80; và khi công thức máu toàn phần cho thấy hiện tượng giảm bạch cầu (lympho) thiếu máu.

Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể cho thấy biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ như thận tổn thương, viêm thận,…

Lưu ý với người mắc lupus ban đỏ khi phẫu thuật thẩm mỹ
“Nếu trong thời kỳ bệnh ổn định, người bệnh vẫn có thể làm các phẫu thuật thẩm mỹ đơn giản như cắt mí, nâng cung mày, nâng mũi (với chất liệu độn sinh học), hút mỡ một vài vùng. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên làm các phẫu thuật thẩm mỹ lớn có đặt chất liệu, hoặc làm nhiều phẫu thuật một lúc với thời gian mổ kéo dài. Nếu đang là đợt cấp bùng phát thì chống chỉ định phẫu thuật thẩm mỹ”.

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân vừa làm phẫu thuật xong mới thấy các dấu hiệu của lupus ban đỏ, khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá mức độ bệnh, từ đó có liệu trình điều trị phù hợp như sử dụng các thuốc giảm đau (nếu có đau), sử dụng các thuốc bảo vệ gan và thận. Đồng thời kết hợp liều corticoid, có thể cân nhắc các thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch liều thấp… theo ý kiến chuyên gia chuyên khoa sâu.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch