Những điều cần phải biết về ung thư đại trực tràng!

Theo thống kê ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên toàn thế giới, đứng hàng thứ 3 về số ca mắc mới (10%) và đứng hàng thứ 4 về tỉ lệ tử vong (8.5%) do ung thư.

Vậy ung thư đại trực tràng có chữa khỏi dứt điểm được hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng

  • Những người trên 50 tuổi tuổi.
  • Tiền sử gia đình bị Ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng. Tiền sử gia đình. Phổ biến nhất là Ung thư đại tràng nonpolyposis (hoặc hội chứng Lynch) chiếm khoảng 5% trường hợp Ung thư đại tràng và đa polyp tuyến gia đình khoảng 1% trường hợp.
  • Người tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường hoặc thói quen ăn uống hay lối sống.
  • Người mắc bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
  • Người mắc bệnh tiểu đường. Trong các nghiên cứu dịch tễ học, thấy rằng Ung thư đại tràng phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường type 2 hơn những người không bị.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư đại trực tràng

Rối loạn tiêu hóa kéo dài:  Đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng. Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

Giảm cân bất thường: Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân: Người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

Phân mỏng, dẹt so với bình thường: Tình trạng phân mỏng do khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

Xuất hiện máu trong phân: Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân.

Mệt mỏi và suy nhược: là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Những triệu chứng cơ thể phát ra khi mắc ung thư đại trực tràng

Tỷ lệ sống của các bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng

Các bác sỹ đầu nghành ung bướu đã khẳng định ung thư đại tràng có thể chữa được nếu phát hiện điều trị sớm. Thời gian sống thêm của người bệnh ung thư đại tràng đang ngày càng tăng cao. Để đánh giá thời gian bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu thì các nhà nghiên cứu dịch tễ học thường dựa vào tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán.

  •  Ung thư đại tràng giai đoạn đầu (giai đoạn I), IIA, IIB có tỷ lệ sống thêm 5 năm là 90%.
  •  Ung thư đại tràng giai đoạn IIC, III có tỷ lệ sống thêm 5 năm là 71%.
  •  Ung thư đại tràng giai đoạn IV có tỷ lệ sông thêm 5 năm là 14%.

Theo dõi sau phẫu thuật tránh tái phát bệnh

Trong vòng 2 đến 3 năm đầu sau phẫu thuật thì hầu hết những ung thư tái phát được phát hiện trong quá trình theo dõi. Nếu ung thư tái phát ở nhiều vị trí thường sẽ điều trị bằng phương pháp hóa trị. Nếu tái phát tại chỗ thì có thể điều trị bằng phẫu thuật bổ sung để cắt bỏ khối u tái phát. Khả năng tái phát phụ thuộc vào giai đoạn và những đặc tính của nguồn gốc ung thư. Điều trị ung thư tái phát phức tạp hơn so với lần đầu, vì thế cần theo dõi sau phẫu thuật tránh tái phát.

 

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch