Trầm cảm sau sinh: Biểu hiện và chữa trị

Trầm cảm sau sinh đang dần trở nên phổ biến với nhiều biểu hiện khác nhau. Mức độ trầm cảm sau sinh mang được phân theo các cấp độ, tuy nhiên với một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra những tổn thương cho mẹ và bé hay tình huống xấu nhất sẽ dẫn đến những sự việc đau lòng. Để chủ động hỗ trợ mẹ bầu sau sinh, cùng tìm hiểu ngay biểu hiện trầm cảm sau sinh và cách chữa trị.

Tác động xấu từ bệnh trầm cảm đối với mẹ và bé

Trầm cảm là bệnh tâm lý nguy hiểm đối với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những bà mẹ sau sinh bị rối loạn cảm xúc và hành vi. Bệnh sẽ xảy ra hầu hết ở những tháng đầu tiên sau khi sinh em bé và đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy giảm cả thể chất và tinh thần của mẹ và gây ảnh hưởng đến sự chăm sóc dành cho em bé.

Hiện nay bệnh trầm cảm ở mẹ xảy ra với số lượng ca tăng đáng kể tuy nhiên số người nhận thức về căn bệnh này còn hạn chế. Những ca bệnh không được điều trị kịp thời đã có nhiều trường hợp ngoài ý muốn xảy ra như: mẹ chán ghét con, không muốn chăm sóc cho con, tự hành hạ bản thân hay hành hạ chính con của mình.

Biểu hiện bênh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có rất nhiều biểu hiện khác nhau ở người mẹ. Những dấu hiệu nhận biết có thể rõ ràng hoặc không biểu hiện cụ thể tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phụ nữ mai thai hay gia đình cần lưu ý những dấu hiệu sau để có thể phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.

Ở giai đoạn đầu

Phụ nữ trầm cảm sau sinh có khí sắc giảm, cảm xúc thay đổi, buồn rầu, dễ cáu, dễ khóc không rõ nguyên nhân, cảm thấy không được quan tâm, chăm sóc. Phụ nữ mắc bệnh cũng sẽ giảm sở thích, hứng thú với chồng, giảm các mối quan hệ gia đình.

Biểu hiện qua việc rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống; tăng hoặc giảm cân quá mức; giảm tập trung chú ý, trí nhớ.

Mẹ có thể gặp các triệu chứng cơ thể: Đau đầu, đau bụng, ngực…

Ở giai đoạn toàn phát

Bà mẹ có khí sắc trầm tăng hơn; mất quan tâm thích thú, bi quan, chán nản; buồn bã, mặc cảm, tự ti, tội lỗi, đau khổ… Mẹ gặp hó khăn trong việc ra quyết định, không muốn giao tiếp với mọi người. Khó khăn trong việc chăm sóc con, tạo mối quan hệ mẹ – con, xa lánh người thân…; lo lắng quá mức tới sức khỏe của con. Sản phụ cũng gặp các triệu chứng cơ thể, rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn hành vi: Bồn chồn, bất an, ý tưởng hành vi tự sát.

Số trường hợp mắc bệnh đang tăng đáng kể

Những đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh

  • Tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ tái phát 50%. Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%. Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai, 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.
  • Làm mẹ ở độ tuổi < 18.
  • Những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.
  • Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
  • Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng.
  • Thai kỳ không mong muốn.
  • Biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai.
  • Trầm cảm dễ xuất hiện ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con dạ.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh rất phức tạp, vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng, nhưng thường có thể chi thành ba phương diện là nhân tố về sinh lý và tâm lý – xã hội.

Nguyên nhân về sinh lý

– Việc thay đổi các hormone sinh dục(estrogen và progesterol) sau khi đẻ tác động vào cơ chế điều hòa cảm xúc làm tăng cảm giác mệt mỏi, buồn chán.

– Việc sụt giảm trọng lượng kèm với việc chảy máu khi sinh làm ảnh hưởng tới hệ tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, việc căng thẳng và đau đớn khi sinh làm tăng adrenalin- một chất hóa học trong máu làm cho cơ thể thêm mệt mỏi và căng thẳng.

– Cơ thể người mẹ thiếu một số chất do việc kiêng khem trong và sau thai kỳ (VD như sắt, các vitamin nhóm B, omega-3 …). Thói quen trong việc sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích, các chất gây nghiện.

– Gia đình hoặc bản thân người mẹ bị mắc trầm cảm hoặc những rối loạn cảm xúc.

– Thai phụ mắc trầm cảm trong quá trình mang thai nhưng không được tư vấn và điều trị kịp thời.

– Mất ngủ/ thiếu ngủ( đây vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của bệnh, làm trầm trọng thêm bệnh)

Nguyên nhân do tâm lý – xã hội

– Mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng.

– Quá lo lắng trong việc chăm sóc con cái (đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, mang thai quá sớm)

– Sinh khó/con mất/ con mắc bệnh.

– Thiếu sự hỗ trợ trong việc chăm sóc con, phải tự chăm sóc bản thân sau sinh.

– Gặp khó khăn trong việc cho con bú, chăm sóc khi con ốm.

– Phải tự mình chăm sóc con ban đêm mà không có sự trợ giúp nào(đặc biệt nếu trẻ hay khóc đêm)

– Không có ai để tâm sự, thay đổi sự quan tâm của mọi người xung quanh

– Lo sợ về tài chính cho bản thân và đứa con, lo sợ về việc mất việc làm khi sinh con.

– Có con ngoài giá thú, mang thai ngoài ý muốn, không biết bản thân mình có thai.

– Không được phép chăm sóc con, không được nhìn mặt con.

Khi mắc bệnh vô tình làm tổn thương con

Chữa trị trầm cảm ở mẹ bằng cách nào?

Theo các nghiên cứu có đến 80% phụ nữ bị rối loạn tâm lý sau sinh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều những trường hợp phụ nữ sau sinh chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Đây là nguyên do dẫn đến những hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần.

Việc điều trị có thể sử dụng những phương pháp sau:

  • Liệu pháp tâm lý
  • Điều trị bằng nội tiết tố
  • Liệu pháp sốc điện (cho những trường hợp không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm, có nguy cơ tự tử hoặc hại trẻ sơ sinh, trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần)
  • Liệu pháp hóa dược (sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu).

Chữa trị theo các chuyên gia

Người phụ nữ sau sinh cần học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Người mẹ không nên áp đặt bản thân làm những việc quá sức. Không nên quá kỳ vọng để trở thành người mẹ hoàn hảo.

Cố gắng ngủ đủ giấc ranh thủ nghỉ ngơi khi con đang ngủ. Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân, gặp gỡ bạn bè người thân. Khi có dấu hiệu trầm cảm cần được khám sớm tại chuyên khoa tâm thần, tránh để đến khi tình trạng bệnh quá nặng gây khó khăn trong điều trị.

Bản thân người mẹ sau sinh gặp phải rất nhiều vấn đề từ sức khỏe, ngoại hình đến áp lực nuôi dưỡng con và chăm sóc gia đình. Vì thế, gia đình và người thân có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát trầm cảm sau sinh bằng cách quan tâm với đối tượng đặc biệt này, phát hiện bệnh sớm và điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch